Hàng triệu người di cư sẽ tràn vào EU

Thứ Tư, ngày 04/03/2020 | 08:26

Chiến sự tại tỉnh Idlib, Syria diễn ra ngày càng ác liệt đã khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa di cư sang các quốc gia lân cận.

Người di cư chờ đợi tại vùng biên giới giao giữa Pazarkule, Thổ Nhĩ Kỳ và Kastanies của Hy Lạp ngày 1-3. Ảnh: REUTERS

Những ngày gần đây, tình hình giao tranh dữ dội giữa quân Chính phủ Syria và các lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh Idlib, miền Bắc Syria đã đi vào hồi kết với phần thắng nghiêng về Quân đội Chính phủ Syria. Cuộc chiến đẫm máu này đã khiến một làn sóng người dân Syria di cư tị nạn qua cửa ngõ Thổ Nhĩ Kỳ. Từ thực tế trên đã buộc Ankara tuyên bố mở cửa biên giới nước này với châu Âu do không thể tiếp nhận thêm người di cư.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo: “Thời kỳ hy sinh đơn phương của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề người tị nạn đã chấm dứt. Do đó, chúng tôi đã mở cửa biên giới, số người tị nạn hướng tới châu Âu đã lên tới hàng trăm ngàn. Con số này sẽ sớm lên tới hàng triệu người”.

Theo ông Erdogan, các nhà lãnh đạo EU đã yêu cầu ông đóng cửa biên giới, song tình hình đã quá muộn. Ông cho rằng phương Tây cần phải chia sẻ gánh nặng về trách nhiệm tiếp đón người di cư. Ông Erdogan cho biết thêm: “Tôi sẽ gặp Thủ tướng Bulgaria, nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Đàm phán bốn hoặc năm bên về tình hình Syria sẽ nằm trong chương trình nghị sự”.

Tuyên bố trên đã khiến Chính phủ Hy Lạp đẩy mạnh các nỗ lực để bảo vệ biên giới nước này. Lực lượng cảnh sát biên giới Hy Lạp đã sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng để ngăn chặn người nhập cư tràn vào lãnh thổ.

Đồng quan điểm trên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Paris sẽ “đoàn kết toàn diện” với Hy Lạp và Bulgaria trước làn sóng người tị nạn, đồng thời cam kết sẽ cung cấp các biện pháp hỗ trợ bảo vệ biên giới cho hai quốc gia kể trên.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel khẳng định, EU ủng hộ những nỗ lực của Hy Lạp nhằm bảo vệ đường biên giới châu Âu.

Kể từ năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận với Bỉ trong đó cam kết Ankara sẽ chặn dòng người di cư vào châu Âu để đổi lấy hỗ trợ tài chính từ liên minh này. Tuy nhiên, vài năm sau đó, Ankara đã liên tiếp cáo buộc khối EU không cung cấp đủ viện trợ cũng như hỗ trợ tái định cư cho người di cư. Mối quan hệ Ankara - EU đã xấu đi rõ rệt kể từ sau vụ đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016. Tại thời điểm đó, Chính phủ của Tổng thống Erdogan đã tiến hành cuộc thanh lọc, sa thải hàng chục ngàn người.

Hiện tại, chiến sự tại tỉnh Idlib - nơi hàng chục ngàn tay súng đối lập và lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với binh sĩ Syria đang leo thang từng ngày. Theo đó, kể từ ngày 27-2 đến nay, các lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ đã gia tăng đáng kể các cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng Chính phủ Syria. Động thái trên được cho là để trả đũa Syria sau khi 33 lính Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong vụ không kích của quân đội Syria. Ngoài ra, mới đây 6 máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tấn công các cứ điểm của binh sĩ Chính phủ Syria cũng bị bắn hạ.

Trong khi đó, các lực lượng của chính quyền Damascus cũng đang hứng chịu tổn thất nặng nề tại khu vực Tây Bắc Syria. Các tay súng đối lập cùng ngày đã tấn công nhiều vị trí của quân chính phủ ở các thị trấn al-Sanamayn, Sheikh Saad, Sahm al-Joulan và Jilin thuộc tỉnh Darra, bắt giữ nhiều binh sĩ. Mặt khác, nhiều máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bay qua biên giới vào không phận Syria và bắn hạ 2 máy bay chiến đấu của Syria ở Idlib. Theo báo cáo chưa đầy đủ, các đợt tấn công của Ankara đã làm Damascus mất tổng số 2.557 binh sĩ và thành viên lực lượng dân quân, 135 xe tăng cũng như hàng chục hệ thống phóng đa rocket, súng đại bác, súng bắn máy bay gắn trên xe tải.

Liên tục những cuộc chiến đẫm máu diễn ra tại tỉnh Idlib là tác nhân khiến gần 3 triệu người dân tại đây rơi vào tình thế nguy hiểm buộc phải rời bỏ nhà cửa tị nạn.

Trong khi đó, ông Erdogan cảnh báo Syria nhanh chóng rút quân khỏi Idlib về các đường phân định do Thổ Nhĩ Kỳ sắp đặt trước hoặc sẽ phải chịu hậu quả “đầu rơi máu chảy”. Ngược lại, Damascus dưới sự hỗ trợ của Nga quyết tâm giành lấy Idlib trong thời gian ngắn nhất. Từ đó làm cho cuộc chiến càng ác liệt hơn.

Trong một động thái liên quan, dự kiến Tổng thống Erdogan sẽ đến Nga vào ngày 5-3 để đối thoại với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về cuộc khủng hoảng Idlib, với hy vọng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn.

Giới phân tích nhận định, việc dòng người di cư đang đổ về biên giới Hy Lạp thông qua Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng tình trạng khẩn cấp về người tị nạn đổ về EU năm 2015 sẽ tái diễn.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

“Khát vọng hùng cường”

09:24 25/11/2024

Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...

Ba đột phá quan trọng tạo nên thành công của Trường Chính trị Hậu Giang

09:24 25/11/2024

Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

09:23 25/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

09:22 25/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.