Thứ Hai, ngày 26/03/2018 | 09:10
Đây là thông điệp được Tổ chức Khí tượng Thế giới đưa ra nhân dịp Ngày Khí tượng thế giới năm 2018, nhằm sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến về khí hậu.
Khu vực Lalmonirhat của Bangladesh trong trận lụt năm 2017. Ảnh: BARCROFT IMAGES
Nhân Ngày Khí tượng thế giới (23-3), Tổ chức Khí tượng Thế giới đã đưa ra thông điệp “Sẵn sàng với thay đổi thời tiết, ứng phó thông minh với khí hậu”, kêu gọi tập trung vào phân tích và dự báo, từ đó giúp con người chủ động sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến về khí hậu, với các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Ngày Khí tượng thế giới năm nay tiếp tục nêu bật những nguy cơ đối với cuộc sống cư dân Trái đất do biến đổi khí hậu và thiên tai như mưa bão, hạn hán... Các điều kiện thời tiết khắc nghiệt gia tăng với tốc độ đáng báo động. Tuy nhiên theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan có thể giảm bớt bằng các dự báo khí hậu dài hạn, hệ thống cảnh báo sớm và các biện pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Khả năng chống chọi của xã hội đối với các sự kiện thời tiết, khí hậu cực đoan phải được xây dựng dựa trên những tiến bộ trong khoa học và công nghệ dự báo. Thông điệp “Ứng phó thông minh với khí hậu” của Tổ chức Khí tượng Thế giới kêu gọi việc sử dụng các dữ liệu khí tượng một cách hiệu quả, nhằm xây dựng một xã hội có khả năng chống chịu với thời tiết, khí hậu và nước.
Thực tế hậu quả của biến đổi khí hậu đang ngày càng rõ rệt. Tháng 2-2018, một đợt không khí lạnh kèm giá buốt tràn từ Siberia - được gọi là “Quái vật từ phương Đông” - đã khiến tuyết rơi trắng xóa một vùng rộng lớn và gây hỗn loạn giao thông tại châu Âu. Ít nhất 55 người thiệt mạng vì trận bão tuyết này. Đây la đợt bão tuyết bất thường tại châu Âu vào thời điểm này trong năm.
Năm 2015, 2016, 2017 còn là 3 năm nóng nhất từng được ghi nhận. Không chỉ nắng nóng mà năm 2017 còn chứng kiến nhiều trận siêu bão với sức tàn phá lớn có cường độ mạnh chưa từng có.
Những trận siêu bão cấp 5 như Irma hay Harvey đổ vào khu vực Caribbean cướp đi sinh mạng của nhiều người và gây thiệt hại hơn 200 tỉ USD. Hàng loạt kỷ lục khí tượng bị phá vỡ. Siêu bão Irma con được mệnh danh là cơn bão quái vật, là cơn bão mạnh nhất ở Đại Tây Dương trong 100 năm qua, với sức gió 295km/h trong suốt hơn 33 giờ đồng hồ. Cường độ gió mạnh duy trì trong một thời gian dài như vậy chưa bao giờ được ghi nhận trong lịch sử.
Theo một báo cáo, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2016, mỗi năm lại có thêm 125 triệu người trên thế giới gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng. Kể từ năm 2000, năng suất lao động của nông dân giảm 5,3%, chủ yếu do thời tiết nắng nóng tại những nước như Ấn Độ, Brazil khiến sức khỏe của họ giảm sút.
Do mùa màng thất bát, số người bị suy dinh dưỡng tại các nước ở châu Á và châu Phi đã tăng lên 422 triệu người vào năm 2016. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây ra dịch sốt xuất huyết, khiến mỗi năm có tới 100 triệu lượt người mắc bệnh này.
Theo dự báo trong 30 năm tới sẽ có khoảng 140 triệu người phải di cư vì biến đổi khí hậu nếu tình trạng hiện nay không được cải thiện. Cuộc di cư của những người dân ở khu vực châu Phi, Nam Á và Mỹ Latin sẽ gây tác động mạnh gấp nhiều lần so với làn sóng di cư của người Trung Đông và Bắc Phi hiện nay, có thể gây gián đoạn phát triển kinh tế và xã hội. Việc di cư từ nước này sang nước khác kéo theo các nguy cơ bùng nổ xung đột trên biên giới đã trở thành tâm điểm chú ý trong thời gian gần đây. Tình trạng di cư trong nước cũng gây không ít gián đoạn, tạo áp lực lên kết cấu hạ tầng, việc làm, thực phẩm và nguồn nước.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo, trong giai đoạn từ năm 2030-2050, biến đổi khí hậu sẽ khiến khoảng 250.000 người thiệt mạng mỗi năm do thiếu dinh dưỡng. Theo WHO, nhiệt độ tăng cao sẽ gây sốc nhiệt, gia tăng các bệnh như sốt rét hay tiêu chảy. Nhiều nơi sẽ không đủ điều kiện canh tác, dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng hay thậm chí không thể duy trì sự sống của con người và động vật.
LONG TẤN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
17:03 26/11/2024
(HG) - Chiều ngày 26-11, Cục Thuế tỉnh Hậu Giang tổ chức Chương trình quay số hóa đơn may mắn quý III, năm 2024.
16:06 26/11/2024
(HGO) - Sáng ngày 26-11, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Công ty Điện lực Hậu Giang phối hợp với các đơn vị tổ chức nghiệm thu đóng điện giai đoạn 1 Công trình Cải tạo, nâng công suất TBA 110kV Phụng Hiệp từ 2x25MVA lên 2x40MVA.
16:03 26/11/2024
Một số loại tội phạm tăng mạnh như tội phạm có tổ chức tăng 46,08%; lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tăng 83,36%; tham ô tài sản tăng 45,61%; đánh bạc trên mạng Internet tăng 105,22%.
16:00 26/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân.