Thứ Năm, ngày 21/01/2016 | 17:57
Tại Hội nghị Hội đồng thương mại tự do (AFTA) lần thứ 21 và Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 39, các nước ASEAN đã quyết định xây dựng một hiệp định điều chỉnh toàn diện tất cả các lĩnh vực về thương mại hàng hóa trong khối ASEAN. Hiệp định này thay thế Hiệp định chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để thực hiện Khu vực Thương mại tự do ASEAN (CEPT/AFTA) đã ký năm 1992. Đó là Hiệp định ATIGA.
Sản xuất linh kiện xe máy tại Khu công nghiệp Sông Công, Thái Nguyên. Nguồn: TTXVN
Hiệp định ATIGA chính thức có hiệu lực từ ngày 17-5-2010 khi Thái Lan, thành viên cuối cùng của ASEAN nộp văn kiện phê chuẩn Hiệp định ATIGA cho Ban Thư ký ASEAN.
ATIGA là tên viết tắt của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ASEAN Trade in Goods Agreement) được ra đời với mục đích điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối ASEAN và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong Hiệp định về Khu vực Thương mại tự do ASEAN (CEPT/AFTA) cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Nếu so sánh với Hiệp định thương mại hàng hóa được ban hành từ năm 1992 (CEPT), thì Hiệp định ATIGA linh hoạt hơn và chi tiết hơn. Nguyên tắc xây dựng cam kết trong Hiệp định ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (AFTA) mà ASEAN là một bên của thỏa thuận. Trong khuôn khổ này, đến năm 2015, cơ bản các mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế quan và 7% tổng số dòng thuế được linh hoạt đến năm 2018. ASEAN đã thống nhất xóa bỏ toàn bộ thuế quan đối với các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore và Thái Lan vào năm 2010 và với các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam vào năm 2015 với một số linh hoạt đến năm 2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế); đồng thời cho phép tạm ngừng hoặc điều chỉnh cam kết thực hiện nghĩa vụ cắt giảm, xóa bỏ thuế quan giữa các nước trong khối ASEAN.
Ngoài mục tiêu xóa bỏ hàng rào thuế quan, Hiệp định ATIGA hướng nỗ lực chung của ASEAN để xử lý tối đa các hàng rào phi thuế quan, hợp tác hải quan và vệ sinh… đồng thời xác lập mục tiêu hài hòa chính sách giữa các thành viên ASEAN trong bối cảnh xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Phạm vi toàn diện của Hiệp định ATIGA sẽ góp phần làm minh bạch quá trình tự do hóa thương mại khu vực. Toàn bộ các cam kết về thương mại hàng hóa nội khối đều đã được tổng hợp trong hiệp định.
Hiệp định ATIGA là thành tựu to lớn, góp phần thiết lập thị trường và cơ sở sản xuất đồng nhất để xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cũng như góp phần thúc đẩy thương mại nội khối thông qua việc đơn giản hóa các thủ tục, giảm bớt thời gian và chi phí kinh doanh, từ đó làm tăng lợi nhuận cho khối doanh nghiệp và đông đảo người tiêu dùng.
Thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan theo quy định của Hiệp định ATIGA, Việt Nam đã cắt giảm trên 8.500 dòng thuế xuống 0%. Số còn lại sẽ tiếp tục điều chỉnh xuống 0% vào năm 2018, chủ yếu là các mặt hàng nhạy cảm như ô tô, xe máy, phụ tùng linh kiện ô tô - xe máy, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa, hoa quả nhiệt đới…
Với một thị trường có trên 600 triệu người tiêu dùng, tổng GDP trên 1.300 tỉ USD và là khu vực phát triển năng động nhất thế giới, ASEAN hiện là một trong bốn đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Hiệp định ATIGA cùng với việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ tạo nhiều cơ hội cho nước ta đẩy mạnh phát triển thương mại với các nước trong khu vực.
TRUNG HƯNG tổng hợp
08:17 27/11/2024
Việc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào nhau giữa Ukraine và Nga đã khiến xung đột leo thang và có nhiều nguy cơ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân.
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
18:42 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo báo cáo, nghị quyết sẽ trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND lần thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) nhiệm kỳ 2021-2026.
18:27 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) tổ chức thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) HĐND tỉnh.
17:54 27/11/2024
(HG) - Chiều ngày 27-11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
17:28 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 27-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, có cuộc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1, theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị đạt chuẩn.