Thứ Sáu, ngày 20/01/2017 | 08:19
Sau sự cố Brexit (Anh rời khỏi EU), sáu quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) vừa thiết lập lại việc kiểm soát thị thực. Điều này đồng nghĩa với việc một châu Âu không biên giới theo Hiệp ước Schengen bị phá vỡ hoàn toàn.
Binh lính đang dựng hàng rào ở Slovenia - thuộc vùng ngoại vi của Vùng Schengen. Nguồn: Reuters
Nguyên nhân dẫn đến việc sáu quốc gia gồm Áo, Đan Mạch, Pháp, Đức, Thụy Điển và Na Uy đã tạm thời áp dụng lại việc kiểm soát bằng thị thực tại hầu hết các điểm biên giới thuộc vùng tự do đi lại theo quy định của Hiệp ước Schengen chính là vấn nạn làn sóng người di cư từ Trung Đông, Bắc Phi và các vùng chiến sự khác vào châu Âu. Theo đó, mỗi năm có hàng trăm ngàn người tị nạn vào vùng đất hứa này với hy vọng tránh được chiến tranh và có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, ngoài một số quốc gia như Đức, Hy Lạp, Anh, Canada… tiếp nhận người di cư, nhiều quốc gia trong EU chưa đồng thuận chính sách này. Theo đó, chỉ tính riêng năm 2015 đã có 577.000 người tị nạn nhập cư vào Đức, chiếm hơn 50% số người tị nạn nhập cư vào EU. Năm 2016, mặc dù số người tị nạn nhập cư vào Đức ít hơn chỉ khoảng hơn 213.000 người, nhưng quốc gia này đã bị quá tải người nhập cư nên đã có những động thái ngăn chặn. Từ đó không ít trong số người di cư tị nạn buộc phải tự nguyện hồi hương hoặc bị trục xuất. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải đối mặt với hàng triệu người di cư tập trung ở các trại tị nạn nên dẫn đến tình trạng khủng hoảng chỗ ăn, ở, sinh hoạt, thuốc men, học hành… Hệ lụy của khủng hoảng này là những người di cư tiếp tục bỏ trốn sang các nước châu Âu lân cận. Từ đó dẫn đến nhiều quốc gia trong khối EU phải đóng cửa biên giới hoặc kiểm soát gắt gao người qua lại. Điều này đồng nghĩa với Hiệp ước Schengen đã bị vi phạm.
Hiện tại, mặc dù chưa có quốc gia nào công bố bác bỏ những điều khoản mà mình đã ký kết trong Hiệp ước Schengen nhưng vấn đề kiểm soát biên giới đã, đang tồn tại khá lâu và dường như sẽ trở nên “bền vững” khó thay đổi. Giám đốc Viện Chính sách di dân châu Âu, bà Elizabeth Collett cho biết, một số nước nêu quan điểm “nếu tôi ổn và tự quản lý được biên giới của mình thì tôi sẽ không quan tâm lắm đến việc của người khác”. Bà Collett cho rằng: “Niềm tin về hợp tác quốc tế đang ngày càng mai một dần đến mức báo động. Và đó chính là điều khiến cho các quy định của Hiệp ước Schengen dần mất đi tính hiệu lực”.
Xét về mặt kinh tế, EU là nơi có đến 1,3 tỉ dân hàng năm thường xuyên phải di chuyển, đi công tác và đi du lịch, thì việc kiểm soát hết tuyến biên giới sẽ gây cản trở đến các hoạt động kinh tế và phát sinh chi phí khổng lồ. Chưa hết, báo The Economist khẳng định rằng việc kiểm soát biên giới chặt chẽ sẽ làm giảm sản lượng Vùng Schengen tới 134 tỉ USD trong thập kỷ tới. Mặt khác, việc ngăn cấm qua lại biên giới này, không những gây ra khủng hoảng nhân đạo mà còn ảnh hưởng đến môi trường, chặn đường di trú của một số loài động vật do con người mang theo, khiến cho những loài này lâm vào nguy cơ suy giảm hoặc thậm chí tuyệt chủng. Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm lạc quan ban đầu được đưa ra trong Hiệp ước Schengen về một khu vực miễn thị thực.
Hiệp ước Schengen cho phép công dân các nước thành viên đi lại tự do miễn thị thực được một số nước châu Âu thỏa thuận ngày 19-6-1990. Đến ngày 27-11-1990, 6 nước Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Italia chính thức ký Hiệp ước Schengen. Sau đó, hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng ký ngày 25-6-1991. Đến ngày 19-12-2011, có 26 quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này (trong đó có 22 nước thuộc Liên minh châu Âu). |
HN tổng hợp
08:59 25/04/2025
Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.
08:13 24/04/2025
Sau nhiều nỗ lực bất thành, Mỹ đã mất dần kiên nhẫn với các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
05:21 23/04/2025
Việc Mỹ cắt, giảm viện trợ nước ngoài đã khiến áp lực cuộc khủng hoảng nhân đạo gia tăng làm nhiều quốc gia rơi vào khốn khó.
08:36 22/04/2025
Tính đến cuối tuần qua, Mỹ ghi nhận 800 ca mắc sởi trên toàn quốc và thêm 2 bang đã xác định các đợt bùng phát sởi.
06:10 21/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”.
07:05 18/04/2025
Việc Israel tái phong tỏa Gaza đã chặn đứng mọi nguồn viện trợ nhân đạo, khiến cuộc khủng hoảng tại đây ngày càng tồi tệ.
06:14 17/04/2025
Nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine vào lễ Phục sinh (ngày 20-4) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó thành hiện thực vì nhiều lý do.
07:51 16/04/2025
Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.
18:53 14/04/2025
Chính quyền một số nước tại châu Âu đã tiêu hủy hàng ngàn con gia súc, đóng cửa biên giới trên diện rộng nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát.
05:52 14/04/2025
Đêm 12-4, cả Mỹ, Iran và nước chủ nhà Oman đều đưa ra những đánh giá tích cực về vòng đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Iran tại Oman xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
08:00 26/04/2025
(HGO) – Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, tính đến hết ngày 25-4, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 1.479 căn nhà đạt tỷ lệ 100%. Đã hoàn thành 1.418 căn, chiếm tỷ lệ 95,8%.
22:40 25/04/2025
(HGO) – Tối 25-4, tại đường Vũ Đình Liệu, khu vực 6, phường Ngã Bảy, đã diễn ra khai mạc “Tuần lễ du lịch và xúc tiến đầu tư thành phố Ngã Bảy lần II, năm 2025”, nhằm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); kỷ niệm 20 năm thành lập thị xã, 10 năm đô thị loại III, 5 năm công nhận thành phố và 110 năm hình thành vùng đất Ngã Bảy.
22:24 25/04/2025
(HGO) - Chiều 25-4, tại Di tích lịch sử - văn hóa Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng các sở, ban, ngành có liên quan, kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức chương trình tọa đàm nghệ thuật nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
19:00 25/04/2025
(HGO) - Xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, sau hơn 2 ngày đêm trên biển cả, Đoàn công tác số 11, trong đó có Đoàn công tác tỉnh Hậu Giang trên tàu KN 290 đã cập các đảo.