Thứ Tư, ngày 02/05/2018 | 08:21
Sau tuyên bố chung: “Sẽ không còn chiến tranh và mở ra một kỷ nguyên hòa bình trên bán đảo Triều Tiên” tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, liên tiếp diễn ra nhiều động thái tích cực từ hai phía đã góp phần củng cố vững chắc hòa bình cho người dân nơi đây.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc gặp ở Panmunjom. Nguồn: Kyodo/TTXVN
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin, Quốc hội nước này đã thông báo quyết định hợp nhất múi giờ của Triều Tiên với múi giờ của Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 5-5 tới trong nỗ lực thúc đẩy sự hòa giải và thống nhất giữa hai miền. Động thái của Bình Nhưỡng được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã bất ngờ đề xuất chỉnh múi giờ của nước này nhanh hơn 30 phút, trùng với múi giờ của Hàn Quốc, trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 27-4 vừa qua. Đây được xem là “bước thực tế đầu tiên để hòa giải và thống nhất dân tộc”. Hồi tháng 8-2015, Triều Tiên đã quyết định lùi múi giờ chậm lại 30 phút, nhằm khẳng định mục đích bãi bỏ tàn tích của thực dân Nhật Bản giai đoạn 1910-1945 trên bán đảo Triều Tiên.
Động thái được cho là có giá trị nhất đối với hòa bình liên Triều được dư luận quốc tế đồng thuận và ủng hộ là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Mới đây, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri trong tháng 5 này. Trước đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký Tuyên bố chung Panmunjom, trong đó hai bên cam kết sẽ ra tuyên bố kết thúc chiến tranh trong năm nay. Tuyên bố chung cũng nêu rõ Hàn Quốc và Triều Tiên xác nhận mục tiêu chung trong việc xóa bỏ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên thông qua việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn; tích cực thúc đẩy các cuộc đàm phán 3 bên, bao gồm hai miền Triều Tiên và Mỹ, hoặc cơ chế đàm phán 4 bên, bao gồm thêm cả Trung Quốc, để tiến tới ký hiệp định hòa bình, chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên và xây dựng nền hòa bình vững chắc, lâu dài.
Những động thái cởi mở liên tiếp diễn ra sau Hội nghị thượng đỉnh liên Triều của cả hai bên được dư luận quốc tế hoan nghênh và nhiều quốc gia đã vào cuộc để xúc tiến những cam kết của các bên liên quan sớm thành hiện thực.
Tổng thống Nga Putin hoan nghênh kết quả đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều, coi đây là nền móng vững chắc để kiến tạo hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Hàn Quốc và Nga tiến hành các dự án hợp tác ba bên với Triều Tiên nhằm đảm bảo và thắt chặt hòa bình giữa hai miền Triều Tiên. Theo nhà lãnh đạo Nga, nếu hệ thống đường sắt, khí đốt và điện của Nga kết nối Siberia qua bán đảo Triều Tiên, điều đó sẽ giúp mang lại hòa bình và ổn định trên bán đảo. Hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nga cùng cho rằng việc hợp tác ba bên có thể giúp xây dựng một trật tự an ninh ở Đông Bắc Á và cần được mở rộng như một hệ thống an ninh đa phương. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đánh giá cao sự ủng hộ của Nga đối với thành công của Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27-4, đồng thời kêu gọi Tổng thống Putin tiếp tục ủng hộ nỗ lực ngoại giao của Hàn Quốc đối với Triều Tiên.
Trong khi đó, Trung Quốc lại cho rằng, vai trò của Mỹ trong vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên là không thể bỏ qua. Bắc Kinh nhận định: “Vấn đề phi hạt nhân hóa được nêu trong tuyên bố Bàn Môn Điếm chỉ nên được coi là triển vọng do chưa có được một kế hoạch hành động cụ thể. Điều này xuất phát từ việc, những chi tiết của kế hoạch này chỉ có thể đạt được giữa Mỹ và Triều Tiên”.
Tuy nhiên, hiện nay Iran - nước hiện phải đối mặt với nguy cơ Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà nước này ký hồi năm 2015 với Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp và Đức), có tên gọi chính thức là Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) bày tỏ nghi ngờ về việc Mỹ là “đối tác đáng tin cậy” trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Thực tế, hiện nay ngoài mặt tỏ ra ủng hộ kết quả Hội nghị thượng đỉnh liên Triều nhưng vẫn ngấm ngầm bên trong Mỹ chống đối Triều Tiên. Tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Bình Nhưỡng phải đồng ý thực hiện các bước không thể đảo ngược nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của mình trong mọi thỏa thuận với Mỹ. Còn Tổng thống Donald Trump khẳng định: “Một tương lai thịnh vượng cho Triều Tiên nếu nước này thực thi đầy đủ yêu cầu về phi hạt nhân hóa”. Tuy nhiên, ông vẫn sẽ duy trì áp lực lên phía Triều Tien và sẽ không “lặp lại sai lầm từ các chính quyền tiền nhiệm”.
Giới quan sát nhận định, những hành động mang tính cứng rắn trên của Mỹ đi ngược lại mong muốn của những người yêu chuộng hòa bình thế giới về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhằm lập lại hòa bình cho liên Triều. Điều này sẽ gây khó khăn cho tiến trình hòa bình liên Triều tới đây.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh với nha lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngay tại làng đình chiến Panmunjom, nơi cũng vừa diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều giữa hai lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên. Theo dự kiến, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới. |
HN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
15:15 26/11/2024
(HGO) - Sáng ngày 26-11, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi làm việc với Tổ giúp việc của Tiểu ban kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030 về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.
09:57 26/11/2024
(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 45/2024 quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
09:55 26/11/2024
(HG) - Nhằm tiếp sức cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, được sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã hỗ trợ vốn sinh kế cho người dân.
09:48 26/11/2024
(HG) - Năm 2024, bằng các giải pháp tích cực, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tài trợ cho Hậu Giang trên các lĩnh vực.