Thứ Năm, ngày 06/04/2017 | 08:17
Việc Mỹ thay đổi lập trường về Syria trong cuộc hòa đàm mới đây đã phát đi một tín hiệu tích cực cho hòa bình tại quốc gia Trung Đông này.
Khung cảnh phòng đàm phán hòa bình về Syria tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 24-3. Nguồn: AFP
Theo đó, Mỹ không còn đặt nặng điều kiện buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ chức hay chuyển giao chế độ cho người khác mà vấn đề tập trung chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng được Washington đặc biệt quan tâm. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã thừa nhận không còn coi sự ra đi của Tổng thống Syria al-Assad là ưu tiên hàng đầu trong đàm phán nữa mà số phận của vị tổng thống này do người dân Syria quyết định. Đây có thể được xem là một sự thay đổi khá lớn trong chính sách Trung Đông của Tổng thống Donald Trump so với người tiền nhiệm, ông Barack Obama.
Sở dĩ có sự thay đổi này là do thời gian gần đây, IS liên tục khủng bố đẫm máu không chỉ tại Trung Đông mà còn lan rộng ra nhiều quốc gia liên quan trên thế giới. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của lực lượng khủng bố này, đòi hỏi các quốc gia cần liên kết chặt chẽ và có giải pháp hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống IS. Đây là một bước ngoặt có thể thay đổi nội chiến đẫm máu ở Syria kéo dài hơn 6 năm qua.
Tại vòng hòa đàm, các bên đã nhất trí về 4 chủ đề quan trọng, làm tiền đề cho một lộ trình chuyển tiếp chính trị tại Syria, bao gồm: quản trị nhà nước, xây dựng hiến pháp, bầu cử và chống khủng bố. Theo các nhà phân tích, việc lần đầu tiên Mỹ công khai lập trường về vấn đề Syria có thể sẽ dẫn đến những thay đổi lớn trên chính trường Syria. Trước tiên, trên bàn đàm phán chính trị, cuộc chơi sẽ nghiêng hẳn về các bên bảo trợ còn lại, gồm Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy cũng đồng nghĩa với xu hướng đàm phán sẽ dựa theo những kết quả đạt được trong 3 vòng đàm phán vừa qua tại Astana.
Mặt khác, trên thực địa, phe đối lập sẽ mất đi sự hậu thuẫn quan trọng của Mỹ, từ đó làm suy yếu khả năng chiến đấu, gặp khó khăn hơn trong việc đối phó với các đợt tấn công từ phía quân đội chính phủ và các nhóm cực đoan. Ngược lại, tín hiệu này sẽ là cơ hội thuận lợi, tạo động lực để Tổng thống al-Assad, với sự yểm trợ quân sự của Nga và Iran, có thể vừa tăng cường triển khai tuyến phòng thủ, vừa mở rộng các chiến dịch tái chiếm trên thực địa, trong đó bao gồm các căn cứ của phe đối lập.
Cùng thời gian này, Ngoại trưởng 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua chiến lược giải quyết cuộc nội chiến tại Syria. Hội đồng Ngoại trưởng EU nhấn mạnh cuộc xung đột tại Syria đã tác động trực tiếp đến EU, do đó liên minh này cần phát triển một chiến lược đặc biệt nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông này. Chiến lược của EU tập trung vào 6 nhiệm vụ then chốt, gồm chấm dứt cuộc nội chiến bằng con đường chuyển tiếp chính trị theo Nghị quyết 2254 của Liên Hiệp Quốc; thúc đẩy quá trình chuyển tiếp toàn diện và có ý nghĩa theo nghị quyết này và Thông cáo Geneva; hỗ hợ nhân đạo cho người dân Syria, thúc đẩy dân chủ, quyền con người thông qua việc củng cố cộng đồng dân cư tại Syria, truy cứu trách nhiệm đối với những kẻ phạm tội ác chiến tranh nhằm hỗ trợ quá trình thống nhất dân tộc và xét xử trong giai đoạn chuyển tiếp; và giữ gìn sự bền vững của nhân dân và xã hội Syria. Ngoài ra, Hội đồng Ngoại trưởng EU cũng thông qua các quy định mới nhằm ngăn chặn việc xuất khẩu 4 loại kim loại gồm thiếc, tantali, vonfram và vàng để có nguồn tài chính cho các cuộc xung đột vũ trang. Bên cạnh đó, tuyên bố trên còn nêu rõ EU sẵn sàng đóng góp vào quá trình khôi phục Syria nhưng chỉ sau khi quốc gia Trung Đông này bắt đầu tiến trình chuyển tiếp chính trị. Đây được xem là nền tảng để Hội nghị quốc tế về Syria diễn ra tại Brussels, Bỉ bàn thảo.
Trong một động thái liên quan trước đó, tại một cuộc họp quốc tế diễn ra ở Doha (Qatar), các bên đã cam kết viện trợ 262 triệu USD cho Syria trong bối cảnh hàng triệu người dân nước này cần viện trợ nhân đạo gấp. Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc về hoạt động nhân đạo, ông Ahmed bin Mohammed Al-Muraikhi cho biết, Syria đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, hơn 13 triệu người dân cần viện trợ. Quan chức này ước tính trong năm nay, Syria cần tới 8 tỉ USD viện trợ.
Mặc dù đã có những tín hiệu khả quan về một Syria hòa bình trong tương lai từ cuộc hòa đàm mới đây, tuy nhiên, giao tranh đẫm máu vẫn tiếp tục diễn ra. Theo Reuters, một nhóm cứu trợ y tế của Syria cho biết vụ tấn công hóa học tại tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria ngày 4-4, đã khiến ít nhất 100 người thiệt mạng và 400 người chịu các vấn đề về hô hấp. Các tổ chức chăm sóc y tế cảnh báo, số người chết trong vụ việc này có thể còn gia tăng. Điều này đã dấy lên lo ngại về tiến trình hòa bình ở Syria liệu có rơi vào bế tắc?
HN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
05:47 27/11/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Cà Mau Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích của nhóm tin tặc APT Earth Estries; Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu 7 người; Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin rõ về dự kiến khống chế tỷ lệ xét tuyển sớm 20%; Đội tuyển Thái Lan vắng mặt nhiều 'ngôi sao' tại ASEAN Cup 2024.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.