Thứ Hai, ngày 01/11/2021 | 09:10
Kỳ vọng lớn nhất ở COP 26 là các nước có thể hiện thực hóa được khoản tiền 100 tỉ USD mỗi năm, tài trợ các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cảnh khô cạn tại hồ Penuelas ở Valparaiso, Chile. Ảnh: AFP
Sáu năm sau Thỏa thuận Paris, Hội nghị COP 26 sẽ diễn ra từ ngày 31-10 đến 12-11 tại Glasgow, Vương quốc Anh. Đã trải qua 25 kỳ hội nghị, nhưng hội nghị năm nay thu hút một sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Không phải ngẫu nhiên mà ngay trước thềm hội nghị, hai quốc gia Vùng Vịnh xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới: Shaudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đồng loạt tuyên bố mục tiêu đưa lượng khí phát thải ròng về bằng 0.
Vùng Vịnh là khu vực có lượng phát thải khí carbon trên đầu người cao nhất thế giới, vượt xa cả những nền kinh tế lớn như Mỹ hay Trung Quốc. Vậy nhưng đến trước thềm COP 26, hai quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu tại Vùng Vịnh là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Shaudi Arabia đều đã lần lượt tuyên bố mục tiêu đưa lượng khí phát thải ròng về 0 vào các năm 2050 và 2060.
Những bước đi vào thời điểm mà thế giới được cho là không thể không thức tỉnh, theo báo The National (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất). COP 26 được xem là “cơ hội tốt cuối cùng” để thế giới có thể đảm bảo được mục tiêu đã được đề ra theo Thỏa thuận Paris, giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu vào cuối thế kỷ này chỉ tăng dưới 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Hiện nhiệt độ của thế giới đã tăng khoảng 1,2 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 đang ngày càng thức tỉnh về sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên. Nhiều tờ báo cho biết, nhiệt độ toàn cầu chỉ tăng 1,5 độ, số lượng người sẽ phải thiệt mạng vì nắng nóng hay các bệnh nhiệt đới đã gia tăng đáng kể. Còn nếu để tăng 2oC, người ta sẽ phải chứng kiến nhiều dịch bệnh lan rộng tới những khu vực mà trước đây người ta chưa từng chứng kiến.
Các tính toán cho thấy, tốc độ gia tăng nhiệt độ trung bình ở Vùng Vịnh đang nhanh gấp đôi với mức của thế giới, nếu không có hành động kịp thời thì toàn bộ khu vực này, tới cuối thế kỷ sẽ trở thành một vùng đất chết, con người không thể sinh sống.
Kỳ vọng lớn nhất ở COP 26 sẽ là các nước có thể hiện thực hóa được khoản tài chính 100 tỉ USD mỗi năm, tài trợ cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong khi đó trang mạng Forbes Trung Đông nhìn nhận, COP 26 không chỉ là một sự kiện về khí hậu mà còn là một diễn đàn chính trị nhiều ý nghĩa
Hội nghị COP26 lại là cơ hội cuối cùng để thế giới hành động để giảm phát thải khí nhà kính trên toàn cầu vì Nghị định thư Kyoto được gia hạn vừa hết hiệu lực vào năm 2020. Năm 2021 cũng là thời điểm các quốc gia tham gia công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc gửi bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định cuối cùng lên Ban Thư ký. Vì vậy, nếu tại COP 26, những con số cụ thể về lượng giảm khí thải toàn cầu của mỗi nước không được nêu ra và cam kết thực hiện, mục tiêu giảm 2oC vào cuối thế kỷ 21 này rất khó có thể đạt được.
Bốn mục tiêu được theo đuổi tại COP 26 là Bảo vệ mục tiêu phát thải toàn cầu bằng 0 bằng cách giữ cho nhiệt độ không tăng quá 1,5oC vào giữa thế kỷ này; thích ứng để bảo vệ cộng đồng và môi trường sống tự nhiên; các nước phát triển phải thực hiện lời hứa huy động ít nhất 100 tỉ USD tài chính khí hậu mỗi năm; cùng nhau hoàn thiện các quy tắc chi tiết làm cho Thỏa thuận Paris để giải quyết khủng hoảng khí hậu thông qua sự hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
06:10 21/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”.
07:05 18/04/2025
Việc Israel tái phong tỏa Gaza đã chặn đứng mọi nguồn viện trợ nhân đạo, khiến cuộc khủng hoảng tại đây ngày càng tồi tệ.
06:14 17/04/2025
Nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine vào lễ Phục sinh (ngày 20-4) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó thành hiện thực vì nhiều lý do.
07:51 16/04/2025
Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.
18:53 14/04/2025
Chính quyền một số nước tại châu Âu đã tiêu hủy hàng ngàn con gia súc, đóng cửa biên giới trên diện rộng nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát.
05:52 14/04/2025
Đêm 12-4, cả Mỹ, Iran và nước chủ nhà Oman đều đưa ra những đánh giá tích cực về vòng đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Iran tại Oman xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
19:33 10/04/2025
Mỹ và Iran bất ngờ xác nhận sẽ quay lại đàm phán hạt nhân sau thời gian “khẩu chiến” không khoan nhượng khiến giới quan sát nghi ngờ.
05:44 10/04/2025
Sau hơn 20 ngày mở lại chiến dịch tấn công quy mô lớn, quân đội Israel hiện đã kiểm soát hơn 50% Dải Gaza. Động thái này đã gây dư luận trái chiều.
18:22 08/04/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hơn 180 nền kinh tế đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại mới khiến nhiều nước phản đối.
07:11 08/04/2025
Hơn một tuần đã trôi qua nhưng những hậu quả của trận động đất kinh hoàng vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người dân Myanmar.
18:06 21/04/2025
(HGO) - Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh Hậu Giang cho biết, thực hiện kế hoạch của đơn vị, từ ngày 21 đến 25-4,
17:33 21/04/2025
(HGO) - Trong bối cảnh chuyển đổi số đang thay đổi cơ bản phương thức sản xuất – kinh doanh và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc minh bạch về nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, ngày 15-4,
17:16 21/04/2025
(HGO) - Chiều ngày 21-4, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam.
16:01 21/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5/2025.