Hy Lạp vẫn chưa hết khó

Thứ Năm, ngày 23/08/2018 | 08:38

Mặc dù Hy Lạp đã hoàn toàn thoát khỏi tình trạng khủng hoảng nợ công khiến nền kinh tế bị thu hẹp tới 25% GDP nhưng Athens vẫn chưa hết khó.

Một khu chợ ở Athens, Hy Lạp. Nguồn: AFP/TTXVN

Sau 8 năm thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”, ngày 20-8, Hy Lạp đã chính thức bước ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công lớn nhất trong lịch sử, từng đẩy nước này tới bờ vực phá sản. Ông Mario Centeno, Chủ tịch Ủy ban điều hành Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) cho biết, Hy Lạp đã thành công khi thoát khỏi gói cứu trợ thứ ba, được kích hoạt tháng 8-2015. Ông nhấn mạnh: “Đây là lần đầu tiên kể từ đầu năm 2010, Hy Lạp có thể tự đứng bằng chính đôi chân của mình. Có được điều này là nhờ những nỗ lực phi thường của người dân Hy Lạp cũng như sự hợp tác hiệu quả của chính phủ với sự hỗ trợ của các đối tác châu Âu thông qua các khoản vay và giảm nợ”.

Như vậy việc cải cách kinh tế theo yêu cầu của nhóm “bộ ba” chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa tình trạng nợ công và thất nghiệp của Hy Lạp từ mức cao nhất trong lịch sử xuống mức an toàn. Theo đó,  trong vòng 8 năm, 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hy Lạp đã “bốc hơi” song từ năm ngoái, GDP của nước này tăng trở lại. Tỷ lệ thất nghiệp cũng từ mức cao hơn 27%, giảm xuống còn dưới 20% vào đầu tháng này.

Còn nhớ, từ năm 2010 Hy Lạp rơi vào khủng hoảng tài chính công nghiêm trọng, đẩy quốc gia này tới bờ vực phá sản cũng như đe dọa vị trí thành viên của Athens trong Khối các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro (Eurozone). Sau đó, các chủ nợ đã vào cuộc với cam kết ba gói cứu trợ gắn liền với xóa và giãn nợ đã giúp quốc gia này từng bước cải thiện được vấn đề nợ công. Đáng lưu ý là ba gói cứu trợ quốc tế trị giá 289 tỉ euro (tương đương 330 tỉ USD) đã được triển khai vào các năm 2010, 2012 và 2015, đổi lại Athens phải tuân thủ những điều kiện ngặt nghèo từ các chủ nợ quốc tế như các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” không được lòng dân, cải cách nhiều lĩnh vực công.

Ngay sau đó, cơ quan xếp hạng tín dụng toàn cầu S&P đã nâng thêm 1 bậc xếp hạng tín dụng của Hy Lạp lên mức B+ với lý do khả năng thanh toán nợ công của nước này đã được cải thiện đáng kể.

Mặc dù thoát khỏi khủng hoảng nợ công nhưng Ủy viên phụ trách kinh tế của EU Pierre Moscovici cũng cảnh báo việc kết thúc chương trình cứu trợ không có nghĩa là Hy Lạp có thể chấm dứt các biện pháp cải cách khắc khổ, đồng thời cho rằng tình hình thực tế vẫn còn nhiều khó khăn.

Đồng quan điểm trên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp Yannis Stournaras cũng thừa nhận Hy Lạp còn một chặng đường dài phải vượt qua, mà chỉ cần đi chệch hướng là mọi công sức có thể “đổ xuống sông xuống biển”.

Còn IMF vẫn cho rằng khả năng thanh toán nợ của Hy Lạp trong dài hạn là không chắc chắn. Bởi lẽ mục tiêu mà Hy Lạp cam kết với các chủ nợ, duy trì thặng dư ngân sách, không bao gồm các khoản trả nợ, ở mức 3,5% tới năm 2022, và 2,2% tới năm 2060, là một thách thức lớn đối với Athens khi cuộc khủng hoảng nợ ở nước này vẫn để lại nhiều rủi ro đáng kể. Hy Lạp hiện còn nợ IMF khoảng 10 tỉ euro và dự kiến sẽ thanh toán đầy đủ trước năm 2024.

Thực tế, hiện Hy Lạp vẫn đối mặt với những thách thức kinh tế lớn như: nợ công vẫn rất cao (178% GDP), tình trạng nợ xấu chưa giảm được triệt để, thuế cao làm nản lòng các nhà đầu tư, vốn đang phải đối mặt với nạn quan liêu và sự thay đổi liên tục những quy định và khung pháp lý tại quốc gia thành viên Eurozone này.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp Yannis Stournaras vẫn cảnh báo rằng nhiều thách thức vẫn còn ở phía trước. Còn người dân Hy Lạp vẫn băn khoăn về viễn cảnh của nền kinh tế nước này. Nhiều người thậm chí còn khẳng định sẽ không có bất cứ sự thay đổi nào sau khi tuyên bố thoát khỏi khủng hoảng. Đúng là thoát khỏi nợ công nhưng nỗi lo của Hy Lạp vẫn còn chồng chất.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mỹ và Iran sẽ đàm phán vào tuần này ?

07:55 30/06/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.

Thái Lan - Campuchia quyết “ăn miếng, trả miếng”

05:37 27/06/2025

Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.

Người nhập cư vào các nước phương Tây giảm mạnh ?

08:24 26/06/2025

Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

“Chảo lửa” Trung Đông rực cháy

05:52 25/06/2025

Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.

Gia tăng căng thẳng Campuchia - Thái Lan

06:20 24/06/2025

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.

Trung Quốc kích hoạt hệ thống ứng phó lũ lụt khẩn cấp

07:02 22/06/2025

Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1) và gió mùa đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.

Nga đẩy mạnh tấn công Ukraine ?

06:38 20/06/2025

Giao tranh giữa Israel và Iran leo thang khiến Nga đang đẩy mạnh tấn công nhằm vào Ukraine vì đã giảm bớt lo ngại Mỹ, phương Tây tiếp sức.

Nam Phi đối mặt thảm họa kép

07:28 19/06/2025

Số nạn nhân tử vong trong trận lũ lụt kinh hoàng vào tuần trước ở Nam Phi vẫn liên tục tăng lên từng ngày trong khi thời tiết khắc nghiệt đã làm cho quốc gia này đối mặt với thảm họa kép.

Giao tranh giữa Israel và Iran chưa có hồi kết

09:09 18/06/2025

Việc “ăn miếng, trả miếng” bằng hành động liên tục không kích nhằm vào nhau gây ra thiệt hại nặng nề giữa Israel và Iran vẫn chưa có hồi kết, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Indonesia: Lo “chảy máu” chất xám

06:46 17/06/2025

Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...