Thứ Ba, ngày 11/07/2017 | 08:26
Niềm vui giành lại thành phố Mosul từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhưng đồng thời Iraq vẫn còn đối mặt với nỗi lo khác là cuộc đối đầu giữa người Kurd và người Ả Rập, người Hồi giáo dòng Sunni và người Hồi giáo dòng Shiite càng thêm căng thẳng.
Người dân Mosul ăn mừng chiến thắng của quân đội. Ảnh: REUTERS
Quân đội Iraq đã chiến thắng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại thành phố Mosul sau cuộc chiến kéo dài gần 9 tháng, chấm dứt 3 năm IS chiếm giữ thành phố này. Ngày 9-7, Thu tướng Iraq Haider al-Abadi đã đến Mosul chúc mừng các chiến sĩ và người dân, đồng thời đưa ra tuyên bố trên. Cùng ngày, truyền hình quốc gia Iraq đưa tin, các lực lượng Chính phủ vẫn đang truy lùng IS tại một số khu vực trong thành phố. Với thắng lợi lớn này, người dân Iraq từ Mosul đến Bagdad đều vui mừng khôn xiết. Không khí từ trong nhà ra ngoài đường đều mang một màu chiến thắng.
Các lực lượng Iraq đã bắt đầu chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm giành lại thành phố Mosul, miền Bắc Iraq, từ tay phiến quân IS vào tháng 10-2016. Ban đầu là các cuộc giao tranh để giành lối vào thành phố, tiếp đó giành lại các khu vực phía Đông và tấn công vào sườn phía Tây Mosul. Giao tranh đã phá hủy phần lớn thành phố Mosul và gây nhiều thương vong cho dân thường. Theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, hơn 900.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa do xung đột.
Chiến thắng tại Mosul mang ý nghĩa chiến lược về quân sự, bởi đây là một trong những cửa ngõ chính để các tay súng nước ngoài thâm nhập Iraq. Giải phóng Mosul sẽ giúp quân đội chính phủ thắt chặt kiểm soát cửa ngõ này. Tuy nhiên, giới chuyên gia phân tích cảnh báo, giành lại Mosul không có nghĩa là các mối đe dọa từ IS đã chấm dứt. Tổ chức khủng bố này hiện vẫn chiếm giữ một số vùng lãnh thổ khác tại Iraq và vẫn thường xuyên tiến hành các vụ đánh bom tại các khu vực do Chính phủ kiểm soát.
Đi kèm với niềm vui trên, Chính phủ Iraq vẫn còn phải đối mặt với sự mất ổn định bao gồm căng thẳng sắc tộc và phe phái đã đeo bám quốc gia này từ khi cố Tổng thống Saddam Hussein bị lật đổ vào năm 2003. Cụ thể, mối “thâm thù” giữa người Kurd và người Ả Rập, người Hồi giáo dòng Sunni và người Hồi giáo dòng Shiite vẫn chưa được giải quyết sau nhiều năm tồn tại.
Người Hồi giáo dòng Sunni và dòng Shiite khác nhau về học thuyết, lễ nghi, luật lệ, thuyết thần học và tổ chức tôn giáo. Đây là sự khác biệt lâu đời nhất và lớn nhất trong lịch sử đạo Hồi. Xung đột sắc tộc ở Trung Đông mang tính lịch sử và tồn tại hàng ngàn năm nay. Trong mot thập kỷ gần đây, điểm “nóng” bất ổn sắc tộc nhất vẫn là giữa người Sunni và Shiite là tại Iraq và Syria. Bắt đầu từ việc Mỹ can thiệp quân sự vào Iraq năm 2003 để loại bỏ chính quyền của Tổng thống Saddam Hussein với lý do nước này có vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sau đó, từ năm 2005 đến 2006, chính phủ mới được bầu tại Iraq thường do các lãnh đạo Shiite đứng đầu. Từ đó đã khiến bất hòa giữa người Sunni và Shiite thêm sâu sắc tại đất nước 36 triệu dân này.
Còn tại Syria, tình hình mâu thuẫn giáo phái cũng căng thẳng nhưng nguyên nhân lại khác với ở Iraq. Người Sunni ở Syria chiếm 74% trong tổng số 22 triệu dân. Chính phủ của Tổng thống Bashar al Assad lãnh đạo đất nước này từ năm 1970 là những người Alawis, một nhánh nhỏ của dòng Shiite được hình thành từ thế kỷ thứ IX, chiếm khoảng 12% dân số Syria. Cuộc chiến sắc tộc tại Syria xuất phát từ việc Damascus dập tắt các cuộc biểu tình chống chính phủ năm 2011. Cuộc nội chiến tại Syria như là một thỏi nam châm thu hút các tay súng thánh chiến Hồi giáo Sunni và Shiite tham gia chiến đấu. Hàng trăm nghìn người Sunni đã gia nhập hàng ngũ các nhóm nổi dậy tham chiến tại Syria sau các cuộc tuyển mộ tuyên truyền chống người Shiite. Trong khi đó, người Shiite tại Syria cũng như người Alawis lại chủ yếu gia nhập lực lượng quân đội Syria chiến đấu cho chính phủ.
Từ thực tế đó cho thấy, Iraq cũng như Syria hiện vẫn là những “điểm nóng” trong xung đột giữa người Sunni và Shiite hiện nay.
LONG TẤN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.