Thứ Năm, ngày 28/11/2024 | 18:29
Xung đột kéo dài ở Sudan không chỉ gây ra thương vong cho hàng chục ngàn người mà còn thúc đẩy cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia này.
Các em nhỏ xếp hàng chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại trại tị nạn ở bang Gedaref, Sudan. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Mới đây, quân đội Sudan cho biết, họ đã chiếm lại thành phố Sinja thuộc bang Sennar, khu vực có vị trí quan trọng nằm trên tuyến đường chính nối liền các khu vực ở miền Đông và miền Trung Sudan. Đây là kết quả của nhiều tháng giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF).
Thời gian gần đây, quân đội Sudan đang cố gắng chiếm lại thủ đô Khartoum, cũng như các thành phố lớn khác ở miền Bắc và miền Trung Sudan nhằm giành ưu thế so với RSF.
Trước đó, các thành phố Sinja và Sennar đã bị RSF chiếm giữ trong một cuộc tấn công chớp nhoáng vào tháng 6-2024, khiến khoảng 726.000 dân thường tại đây phải di tản.
RSF đã giành quyền kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn của Sudan, bao gồm các khu vực phía Tây Darfur, khu vực Kordofan ở phía Nam Sudan, phần lớn thủ đô Khartoum và bang Al-Jazirah.
Sudan chìm trong xung đột từ tháng 4-2023 khi các tướng chỉ huy quân đội và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bác bỏ kế hoạch sáp nhập và bắt đầu tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ.
Theo Liên Hiệp Quốc (LHQ), cuộc xung đột giữa quân đội Sudan và RSF bùng phát đã khiến 24.000 người bị thiệt mạng, hơn 14 triệu người phải di dời, trong đó hơn 3 triệu người phải chạy trốn khỏi đất nước, gây ra cuộc khủng hoảng di dời lớn nhất thế giới.
Mặt khác, đi cùng với nội chiến đẫm máu là các loại dịch bệnh như bệnh tả, sốt rét, sốt xuất huyết và bệnh sởi lây lan rộng đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người dân. Chính những tác động xấu này đã khiến cuộc sống của người dân Sudan đã khó nay càng khó hơn nếu không có sự hỗ trợ kịp thời từ cộng đồng quốc tế thì số người thiệt mạng vì bệnh tật, thiếu đói sẽ không thua gì với nội chiến.
Mới đây, trong một động thái liên quan, LHQ cam kết phối hợp với Chính phủ Sudan giải quyết khủng hoảng nhân đạo tại nước này. Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối viên cứu trợ khẩn cấp Tom Fletcher, cho biết tổ chức này đang hợp tác với Chính phủ Sudan để kêu gọi viện trợ cho Kế hoạch ứng phó năm 2025 nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Ông Fletcher đã đến thành phố Port Sudan để khảo sát thực tế và đánh giá tình hình nhân đạo trên thực địa và lắng nghe trực tiếp từ những người bị ảnh hưởng vì cuộc xung đột. Làm việc với bà Mona Nourel Daim, người đứng đầu Ủy ban viện trợ nhân đạo của Sudan, ông Fletcher đã nêu bật sự cần thiết của việc hợp tác nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đang leo thang ở Sudan.
Về phần mình, bà Nourel Daim kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ cho Kế hoạch ứng phó năm 2025 của Sudan để thực hiện các dự án quan trọng và giảm thiểu đau thương cho những người dân phải di dời.
Theo bà Nourel Daim, Kế hoạch ứng phó nhân đạo cho năm 2024 dự kiến cần chi 2,7 tỉ USD, nhưng chỉ có 1,5 tỉ USD được đáp ứng.
Kể từ tháng 9 vừa qua, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của LHQ đã cung cấp viện trợ cho khoảng 2 triệu người mỗi tháng trên khắp Sudan. Tuy nhiên, tình hình tại đây đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, với gần 50% dân số Sudan đang phải đối mặt “nạn đói thảm khốc” - mức cao nhất trong thang đo an ninh lương thực IPC (Phân loại Giai đoạn an ninh lương thực tích hợp).
Nhu cầu cần thiết lớn hơn gấp nhiều lần so với con số cứu trợ của các tổ chức quốc tế trong khi nguồn vận động có hạn. Điều này đã khiến bài toán khủng hoảng ở Sudan khó tìm được lời giải thỏa đáng.
HN tổng hợp
09:04 28/11/2024
Mới đây, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Hezbollah ở Lebanon.
08:17 27/11/2024
Việc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào nhau giữa Ukraine và Nga đã khiến xung đột leo thang và có nhiều nguy cơ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân.
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
18:37 28/11/2024
Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:31 28/11/2024
Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.