Khó giải quyết làn sóng di cư từ Libya

Thứ Năm, ngày 08/09/2016 | 08:00

Hơn 112.500 người di cư bất hợp pháp từ Libya tới Italia trong những tháng đầu năm 2016, trong đó có khoảng 3.100 người đã thiệt mạng khi cố vượt Địa Trung Hải trên những chiếc thuyền thô sơ để tới châu Âu. Số liệu này cứ tăng dần theo thời gian là bài toán khó cho cả Libya và các quốc gia liên quan.

Người di cư tại khu nhà dành cho người nhập cư bất hợp pháp tại thành phố cảng Zawiyah, cách thủ đô Tripoli của Libya 45km về phía Tây. Nguồn: AFP/TTXVN   

Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Libya Martin Kobler cho rằng, cuộc chiến chống khủng bố và di cư bất hợp pháp đang là thách thức chính mà Chính phủ Libya đang phải đối mặt, đồng thời nhấn mạnh hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực này rất quan trọng trong thời điểm hiện nay.

Hơn 8 tháng, sau khi ký thỏa thuận hòa bình và hòa giải dân tộc tại Libya, nước này đã có những tiến bộ đáng kể về mặt chính trị và đạt được kết quả khả quan trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên, Chính phủ Libya vẫn còn phải đương đầu với nhiều thách thức mới trước làn sóng di cư bất hợp pháp. Hiện có hơn 110.000 người di trú bất hợp pháp đến Italia từ nhiều nước châu Phi thông qua Libya. Hầu hết những người di cư đến từ các nước vùng Sừng châu Phi và vùng Tây châu Phi. Với hy vọng tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn ở châu Âu, họ cố vượt Địa Trung Hải từ thành phố duyên hải Sabratha của Libya, cách đảo Lampedusa của Italia 300km qua biển. Đây cũng là cơ hội để các đối tượng buôn người lợi dụng gia tăng hoạt động tội phạm, trong bối cảnh giới chức quốc gia Bắc Phi này đang tập trung các nguồn lực vốn đã rất hạn hẹp cho cuộc chiến chống IS cũng như cuộc đua chính trị để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước. Hệ lụy của tình trạng di cư bất hợp pháp là nạn đói, khát, thiếu thốn mọi thứ, an ninh không đảm bảo, tệ nạn xã hội liên tục diễn ra, nạn thất học và nhiều vấn đề liên quan... Từ đó, Libya đang cần trợ giúp nhân đạo từ chính phủ và cộng đồng quốc tế.

Trong bối cảnh đó, ông Kobler hoan nghênh những nỗ lực mà Hội đồng Tổng thống Libya đang triển khai, nhất là quyết định đóng trụ sở tại Tripoli dù có những rủi ro về an ninh, đồng thời cho rằng điều này là rất quan trọng để cải thiện tình hình chính trị và an ninh của Libya. Ông Kobler khẳng định LHQ coi trọng vấn đề an ninh, yêu cầu chính của mọi người dân Libya.

Ông Kobler cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của các nước láng giềng trong việc giải quyết khủng hoảng tại Libya với sự tham gia của cộng đồng quốc tế, đồng thời cho biết có sự đồng thuận quốc tế (Liên minh châu Phi, Liên đoàn Arab, Liên minh châu Âu và LHQ) về sự cần thiết phải giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng tại Libya. Đó là phải viện trợ và hỗ trợ cho Chính phủ Libya và theo yêu cầu của người dân Libya, đồng thời không can thiệp vào công việc của quốc gia Bắc Phi này.

Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Đức Angela Merkel lần đầu tiên đã lên tiếng thừa nhận những sai lầm của nước Đức nói riêng và châu Âu nói chung những năm trước liên quan tới chính sách tị nạn, đồng thời tuyên bố nỗ lực theo đuổi chính sách đúng đắn đang được triển khai hiện nay. Thủ tướng Đức cũng bác bỏ mối liên quan trực tiếp giữa người tị nạn với chủ nghĩa khủng bố. Bà cho rằng: “Thật sai lầm khi cho rằng chủ nghĩa khủng bố xuất hiện cùng với những người tị nạn, bởi khủng bố đã có từ lâu và đó là những đối tượng đã bị chúng ta theo dõi”. Đồng thời, bà cũng kêu gọi người Đức và châu Âu cần kiên trì và nhẫn lại với các chính sách đang được áp dụng nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu. Giải pháp được bà Merkel đề xuất là EU cần đẩy mạnh sự hợp tác và hỗ trợ phát triển với các nước châu Phi, với Thổ Nhĩ Kỳ và các khu vực bất ổn. Đây cũng là giải pháp căn cơ mang tính lâu dài để giải quyết làn sóng người di cư vào EU, bởi lẽ chỉ khi nào những quốc gia này ổn định chính trị, kinh tế, đời sống của người dân được nâng lên thì làn sóng di cư mới có thể được ngăn chặn.

Libya rơi vào hỗn loạn sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Kadhafi hồi năm 2011. Hai cơ quan lập pháp và hai chính phủ đã tồn tại song song kể từ khi thủ đô Tripoli bị lực lượng nổi dậy Fajr Libya (Bình minh Libya) chiếm giữ, khiến chính phủ được quốc tế công nhận từng phải chuyển về thành phố Tobruk ở miền Đông làm việc. Dưới sự bảo trợ của LHQ, Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) thay thế các chính quyền đối địch được thành lập hồi đầu năm nay, với Hội đồng Tổng thống gồm chín thành viên do Thủ tướng được chỉ định Fayez al-Sarraj đứng đầu. Tuy nhiên, chính phủ này đang phải nỗ lực xác lập quyền lãnh đạo trên cả nước trong sự phản đối của các phe phái đối địch.

 

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nguy cơ nổ ra thế chiến III ?

08:17 27/11/2024

Việc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào nhau giữa Ukraine và Nga đã khiến xung đột leo thang và có nhiều nguy cơ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân.

COP29 khép lại trong tranh cãi

08:42 26/11/2024

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Mô hình “Chính quyền phục vụ thành phố Ngã Bảy” đạt giải nhất cuộc thi về cải cách hành chính

13:25 27/11/2024

(HGO) - Kết thúc vòng chung khảo cuộc thi về cải cách hành chính năm nay, mô hình “Chính quyền phục vụ thành phố Ngã Bảy giai đoạn 2024 - 2026 và những năm tiếp theo” của Phòng Nội vụ thành phố Ngã Bảy xuất sắc đạt giải nhất.

Bổ nhiệm Chánh án TAND huyện Châu Thành A

08:40 27/11/2024

(HG) - Tòa án nhân dân tỉnh vừa tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chánh án TAND tối cao về việc bổ nhiệm Chánh án TAND huyện Châu Thành A.

Ký kết hợp tác cho vay không cần đảm bảo tài sản

08:39 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 26-11, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank) Chi nhánh Hậu Giang tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa 2 đơn vị.

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang

08:35 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.