Thứ Sáu, ngày 06/12/2024 | 06:44
Lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol không chỉ gây chấn động nền dân chủ Hàn Quốc, mà còn đe dọa nghiêm trọng sự nghiệp chính trị của ông.
Người biểu tình phản đối lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon ở Seoul ngày 4-12. Ảnh: AFP
Tối muộn ngày 3-12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố thiết quân luật, với cáo buộc phe đối lập làm tê liệt chính phủ bằng “các hoạt động chống nhà nước, âm mưu đảo chính và mối liên hệ với Triều Tiên” của phe đối lập. Đây là lệnh thiết quân luật đầu tiên trong hơn 4 thập kỷ qua làm nhiều người lo lắng. Tuy nhiên, 6 giờ sau đó, ông Yoon đã rút lại quyết định này sau khi các nghị sĩ Quốc hội bỏ phiếu ngăn chặn động thái này.
Theo hãng thông tấn Yonhap, đảng Dân chủ đối lập chính và năm đảng đối lập nhỏ khác đã đệ trình kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol lên văn phòng xử lý dự luật của Quốc hội Hàn Quốc vào ngày 4-12. Kiến nghị luận tội có chữ ký của 190 nghị sĩ đối lập và một nghị sĩ độc lập, không có chữ ký của nghị sĩ nào thuộc đảng cầm quyền.
Phản ứng trước kiến nghị trên, ông Yoon nhấn mạnh bản thân đang hành động để “bảo vệ nền dân chủ tự do” của đất nước.
Ông Yoon giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2022 với số phiếu cao hơn đối thủ 0,7%, mức chênh lệch sít sao nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Một số cử tri Hàn Quốc cho rằng, họ bầu cho ông Yoon vì “ghét các ứng viên khác nhiều hơn chứ chưa phải tín nhiệm ông”. Ông Yoon khi đó là người không có nhiều kinh nghiệm chính trị, xuất thân từ một công tố viên và gần như không được biết nhiều trên trường quốc tế.
Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) của ông Yoon đã hứng chịu thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử hồi tháng 4, khi đảng Dân chủ đối lập giành được 175 trong 300 ghế nghị sĩ và giành quyền kiểm soát Quốc hội. Điều này cho thấy, ông Yoon đã mất đi lợi thế chính trị trong Quốc hội Hàn Quốc.
Giới quan sát nhận định, ông Yoon có thể muốn “đánh phủ đầu” phe đối lập bằng lệnh thiết quân luật, nhưng động thái của ông đã vượt qua giới hạn của hoạt động chính trị bình thường ở Hàn Quốc. Điều này có thể gây ra rủi ro cho sự nghiệp chính trị của ông và đẩy Hàn Quốc vào cuộc khủng hoảng sâu sắc.
Bà Jenny Town, nhà nghiên cứu của Trung tâm Stimson ở Mỹ, cho rằng thiết quân luật là động thái “tuyệt vọng và nguy hiểm”, có thể đánh dấu khởi đầu cho “hoàng hôn” nhiệm kỳ của ông Yoon. Bà Jenny Town nhấn mạnh: “Ông ấy không được lòng dân và đây có thể là giọt nước tràn ly để thúc đẩy quá trình luận tội”.
Ramon Pacheco Pardo, giáo sư tại Đại học Hoàng gia London, nhận định: “ Một người ngoại đạo về chính trị đã hạn chế đáng kể ảnh hưởng của ông Yoon ngay cả trong đảng Quyền lực Nhân dân của mình”. Đây được coi là lý do các nghị sĩ đảng Quyền lực Nhân dân đã lên tiếng phản đối lệnh thiết quân luật và bỏ phiếu thông qua nghị quyết bãi bỏ lệnh này. Tuy nhiên, PPP đã công bố kế hoạch bỏ phiếu chống lại động thái trên với quyết tâm bảo vệ ông Yoon.
Nếu Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu luận tội ông Yoon, quyết định sau đó phải được ít nhất 6 trong 9 thẩm phán Tòa án Hiến pháp chấp thuận để tiến hành. Nếu bị cách chức, ông Yoon sẽ trở thành Tổng thống Hàn Quốc thứ hai rơi vào tình huống này kể từ khi đất nước trở thành nền dân chủ. Người đầu tiên là bà Park Geun-hye, bị phế truất năm 2017.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, người được cho là đã đề xuất ban bố thiết quân luật với ông Yoon, đã tuyên bố từ chức. Các trợ lý cấp cao tại Văn phòng Tổng thống, bao gồm cả Chánh Văn phòng, đã đệ đơn từ chức.
Những động thái gần đây cho thấy, nguy cơ Tổng thống Yoon Suk Yeol bị cách chức nhiều khả năng sẽ xảy ra. Điều này sẽ khiến chính trường ở Hàn Quốc rơi vào khủng hoảng.
HN tổng hợp
08:06 09/05/2025
Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.
18:47 07/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.
08:39 07/05/2025
Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
07:03 06/05/2025
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
08:19 05/05/2025
Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.
05:54 29/04/2025
Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.
08:02 28/04/2025
Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.
08:59 25/04/2025
Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.
08:13 24/04/2025
Sau nhiều nỗ lực bất thành, Mỹ đã mất dần kiên nhẫn với các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.
05:21 23/04/2025
Việc Mỹ cắt, giảm viện trợ nước ngoài đã khiến áp lực cuộc khủng hoảng nhân đạo gia tăng làm nhiều quốc gia rơi vào khốn khó.
08:33 09/05/2025
(HG) - Kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2025), lực lượng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hậu Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, lập nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,
08:32 09/05/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;
08:31 09/05/2025
Mô hình “Ứng dụng Hệ thống du lịch thông minh vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; hướng dẫn người dùng quản lý,
08:30 09/05/2025
(HG) - Ngày 7-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã tổ chức Lễ trao quyết định thành lập Đội Quản lý điện Vị Thủy và các quyết định bổ nhiệm Đội trưởng, Đội phó của Đội.