Khó tìm lời giải cho nội chiến ở Sudan

Thứ Sáu, ngày 02/08/2024 | 07:22

Bất đồng về quan điểm, chính quyền Sudan lại từ chối đàm phán với Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) đã khiến nội chiến ở quốc gia này lại rơi vào bế tắc.

Khói bốc lên phía sau các cuộc không kích, đụng độ giữa Quân đội Sudan và RSF ở thủ đô Khartoum. Ảnh: REUTERS

Bộ Ngoại giao Sudan cho biết, họ chỉ chấp nhận đàm phán khi RSF rút lui và ngừng các cuộc tấn công, đồng thời cần có các cuộc thảo luận trước khi tham gia đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian, dự kiến diễn ra tại Thụy Sĩ, bắt đầu từ ngày 14-8 tới. Bộ Ngoại giao Sudan cũng yêu cầu các cuộc thảo luận trước với phía Mỹ về “hình thức và chương trình” của cuộc đàm phán ngừng bắn tại Thụy Sĩ.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã mời Quân đội Sudan và RSF tham gia đàm phán tại Thụy Sĩ. Theo ông Blinken, cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian nhằm mục đích chấm dứt xung đột tại Sudan và cho phép tiếp cận viện trợ nhân đạo. Cuộc đàm phán sẽ được Saudi Arabia đồng chủ trì và có sự tham gia của đại diện Liên Hiệp Quốc (LHQ), Liên minh châu Phi (AU), Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với tư cách là các bên quan sát.

RSF đã hoan nghênh lời mời và tuyên bố sẽ tham gia đàm phán nhưng Quân đội Sudan thì lại từ chối.

Theo một báo cáo công bố hồi cuối tháng 6-2024 của LHQ, cuộc xung đột giữa Quân đội Sudan và RSF xảy ra vào tháng 4-2023, đã khiến gần 26 triệu người (hơn một nửa dân số Sudan) đang phải đối mặt với nạn đói và buộc hơn 11 triệu người phải di dời chỗ ở cả bên trong và bên ngoài biên giới Sudan để lánh nạn. 

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết trong số hơn 11 triệu người Sudan phải rời bỏ nhà cửa có hơn 2,2 triệu người đã trốn sang các nước khác kể từ khi chiến tranh bắt đầu nổ ra, trong khi gần 7,8 triệu người tản cư tìm nơi ẩn náu an toàn trong nước. Bên cạnh đó, thêm 2,8 triệu người đã di dời do các cuộc xung đột trước đây ở nước này.

Các chuyên gia của LHQ cho biết, nạn đói, bạo lực trở thành động lực lớn nhất dẫn đến làn sóng di cư khỏi Darfur - nơi các tổ chức thuộc LHQ gặp khó khăn trong việc cung cấp viện trợ. Tiến sĩ Shible Sahbani, Giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới tại Sudan khẳng định: “Tất cả những người tị nạn mà tôi gặp đều nói lý do họ chạy trốn khỏi Sudan là vì đói”.

IOM thông tin, từ khi RSF mở rộng phạm vi hoạt động ở khu vực Đông Nam nước này trong những tuần gần đây, hơn 150.000 người đã phải di dời khỏi bang Sennar. Nhiều người đã phải sơ tán lần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi RSF đột kích vào các khu chợ và nhà cửa ở những thị trấn nhỏ, các làng của bang Sennar.

Trong khi đó, RSF phủ nhận việc làm hại dân thường và quy trách nhiệm hành động này cho những kẻ lừa đảo.

Trong một thông tin đáng quan ngại, RSF đã thực hiện nhiều hành vi bạo lực tình dục trên diện rộng tại thủ đô Khartoum, trong đó bao gồm hiếp dâm tập thể và cưỡng ép kết hôn. Báo cáo cũng đưa ra các thông tin về việc RSF giam giữ phụ nữ và trẻ em gái trong điều kiện gần giống như chế độ nô lệ tình dục và tấn công tình dục họ trước mặt người thân trong gia đình nạn nhân.

Một báo cáo của HRW cho biết, một số vụ tấn công tình dục cũng được cho là do Quân đội Sudan thực hiện. Theo HRW, các báo cáo về những trường hợp bạo lực tình dục đã tăng lên sau khi quân đội kiểm soát Omdurman vào đầu năm 2024.

Reuters đã yêu cầu RSF và lực lượng quân đội Sudan bình luận về vấn đề này, tuy nhiên cả hai bên đều phủ nhận trách nhiệm về các vụ lạm dụng tình dục trong chiến tranh, trong đó RSF cho biết họ sẽ thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối với các hành vi vi phạm nhân quyền.

Hỗn loạn vì nội chiến ở Sudan dẫn đến nhiều hệ lụy như nạn đói, di dân, mất an ninh trật tự và bạo lực kể cả bạo lực tình dục đã khiến người dân Sudan đã khổ nay lại càng khó khăn hơn. Tìm giải pháp lập lại hòa bình đang được các quốc gia quan tâm đề xuất, tuy nhiên bài toán nội chiến ở Sudan vẫn chưa có lời giải.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mỹ và Iran sẽ đàm phán vào tuần này ?

07:55 30/06/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.

Thái Lan - Campuchia quyết “ăn miếng, trả miếng”

05:37 27/06/2025

Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.

Người nhập cư vào các nước phương Tây giảm mạnh ?

08:24 26/06/2025

Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

“Chảo lửa” Trung Đông rực cháy

05:52 25/06/2025

Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.

Gia tăng căng thẳng Campuchia - Thái Lan

06:20 24/06/2025

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.

Trung Quốc kích hoạt hệ thống ứng phó lũ lụt khẩn cấp

07:02 22/06/2025

Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1) và gió mùa đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.

Nga đẩy mạnh tấn công Ukraine ?

06:38 20/06/2025

Giao tranh giữa Israel và Iran leo thang khiến Nga đang đẩy mạnh tấn công nhằm vào Ukraine vì đã giảm bớt lo ngại Mỹ, phương Tây tiếp sức.

Nam Phi đối mặt thảm họa kép

07:28 19/06/2025

Số nạn nhân tử vong trong trận lũ lụt kinh hoàng vào tuần trước ở Nam Phi vẫn liên tục tăng lên từng ngày trong khi thời tiết khắc nghiệt đã làm cho quốc gia này đối mặt với thảm họa kép.

Giao tranh giữa Israel và Iran chưa có hồi kết

09:09 18/06/2025

Việc “ăn miếng, trả miếng” bằng hành động liên tục không kích nhằm vào nhau gây ra thiệt hại nặng nề giữa Israel và Iran vẫn chưa có hồi kết, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Indonesia: Lo “chảy máu” chất xám

06:46 17/06/2025

Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...