Thứ Ba, ngày 14/05/2019 | 08:32
Vào năm 2030, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Nếu vượt qua ngưỡng này, Trái Đất sẽ đối mặt với nhiều thảm họa môi trường.
Trái Đất đang nóng lên. Ảnh minh họa: INTERNET
Đó là khẳng định của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu trong báo cáo gây chấn động vừa được công bố. Ủy ban này gồm gần 100 nhà khoa học uy tín do Liên Hiệp Quốc thành lập nhằm cung cấp thông tin và định hướng hành động cho chính phủ các nước trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng vượt ngưỡng 1,5oC, 70-90% rạn san hô trên Trái Đất sẽ chết. Bắc Băng Dương sẽ trải qua những mùa Hè không có băng. Các cơn bão như Harvey và Florence ở Mỹ, tình trạng hạn hán và thiếu nước ngọt như ở Cape Town, Nam Phi sẽ diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 54.000 tỉ USD, trong đó các nước
“Biến đổi khí hậu đang diễn ra và ai cũng có thể cảm nhận. Nó đang tác động đến con người và hệ sinh thái trên toàn thế giới. Chúng ta có thể hạn chế sự ấm lên toàn cầu ở ngưỡng 1,5oC nhưng điều đó đòi hỏi phải thay đổi rất nhiều cách chúng ta sống và làm việc hàng ngày”, Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới Petteri Taalas nhấn mạnh.
Một nghiên cứu mới do Joeri Rogelj tại Viện Nghiên cứu hệ thống ứng dụng quốc tế (IIASA) dẫn đầu đã sử dụng 6 mô hình máy tính đánh giá tổng hợp để lập mô hình các kịch bản hạn chế nóng lên toàn cầu ở mức 1,5oC vào cuối thế kỷ 21 theo 5 con đường kinh tế xã hội chung (SSP). Các con đường này do IIASA và các tổ chức đối tác khác vạch ra, đề cập đến những hướng phát triển của thế giới và xã hội, bao gồm con đường thế giới chú trọng đến tính bền vững, con đường trong đó tăng trưởng kinh tế và tăng dân số vẫn tiếp diễn như trước đây và con đường thế giới theo đuổi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhưng ít chú trọng đến tính bền vững.
Trong các kịch bản thành công, vào năm 2030, phát thải khí nhà kính dự báo sẽ tăng đỉnh điểm và bắt đầu liên tục giảm nhanh trong 2-3 thập kỷ tiếp theo. Trong giai đoạn 2055-2075 sẽ không có tình trạng phát thải khí nhà kính. Nhu cầu năng lượng được hạn chế nhờ tăng cường các giải pháp cải thiện hiệu quả năng lượng. Trong SSP tăng trưởng kinh tế và tăng dân số vẫn tiếp diễn như trước đây thì nhu cầu năng lượng vào năm 2050 sẽ dao động từ 10-40%, cao hơn mức của năm 2010.
Để nhiệt độ Trái Đất tăng không quá 1,5oC, tới năm 2050, lượng khí thải CO2 phải giảm về 0%. Năng lượng tái tạo phải chiếm 85% lượng điện toàn cầu. Tiêu thụ than đá phải giảm xuống mức gần 0%. Thế giới sẽ phải dành tới 7 triệu km2 đất để trồng hoa màu phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học.
Tuy nhiên, việc chống biến đổi khí hậu chưa thật sự hiệu quả do còn nhiều nước thờ ơ. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho rằng các mục tiêu được xác định trong Hiệp định Paris nhằm hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 1,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp đang bị chệch hướng.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Guterres nêu rõ một nghịch lý là các đảo quốc nhỏ đang nằm ở tiền tuyến sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Trong khi nỗ lực chính trị của cộng đồng quốc tế lại đang trở nên mờ nhạt.
Quá trình công nghiệp hóa mang lại cho con người một cuộc sống no đủ hơn nhưng kéo theo đó nó cũng tác động không ít lên chính hành tinh mà chúng ta đang sống. Hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỉ xe cộ dùng nguyên liệu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khí CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất - đây được coi là nguyên nhân chính trong sự nóng lên toàn cầu. |
NGUYỄN TẤN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
17:25 25/11/2024
(HG) - Hội LHPN thành phố Ngã Bảy vừa ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”, tại khu vực Xẻo Vông B, phường Hiệp Lợi, với 22 thành viên tham gia.
14:20 25/11/2024
(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.
14:08 25/11/2024
Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.
14:04 25/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.