Khủng hoảng di cư - Bài toán khó đối với EU

Thứ Sáu, ngày 10/02/2023 | 11:00

Làn sóng người di cư tiếp tục tràn sang châu Âu khiến EU đã áp đặt giải pháp để ngăn ngừa.

Hàng nghìn người Ukraine đã phải đi sơ tán do xung đột. Ảnh: DW

Mới đây, 8 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) gồm Áo, Đan Mạch, Estonia, Hy Lạp, Latvia, Litva, Malta và Slovakia đã kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các đường biên giới chung của khối để ngăn chặn nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng di cư quy mô lớn khác. Ngoài ra, các chính phủ nhấn mạnh cần có chính sách mạnh mẽ hơn về hồi hương và thỏa thuận với các nước thứ ba để giải quyết vấn đề này.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel trước thềm Hội nghị thượng đỉnh EU, nêu rõ: “Đã đến lúc châu Âu phải đưa ra cách tiếp cận chung đối với tất cả các tuyến đường di cư liên quan để giải quyết tình trạng di cư bất hợp pháp nhằm tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới hiệu quả hơn”.

Thời gian gần đây, một số quốc gia thành viên EU đang phải đối mặt với làn sóng người nhập cư và đơn xin tị nạn tương đương, thậm chí cao hơn so với con số thống kê trong cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 và 2016.

Theo dữ liệu mới nhất từ biên giới EU và cơ quan bảo vệ bờ biển Frontex, khoảng 330.000 vụ vượt biên bất thường đã được báo cáo tại biên giới bên ngoài của EU vào năm 2022, tăng 64% so với năm trước. Vấn đề này một lần nữa được đưa ra làm ưu tiên trong chương trình nghị sự của EU sau khi chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của những người di cư trái phép qua biên giới các nước thuộc khối này.

Vấn đề khủng hoảng làn sóng người di cư vào châu Âu càng “nóng” hơn khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan mới đây đe dọa sẽ mở cửa biên giới để hàng triệu người di cư đang tìm mọi cách để vượt biên vào Hy Lạp.

Sở dĩ Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên bố trên bởi vì hiện có hàng trăm nghìn người di cư đang đổ dồn về khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, họ trực chờ cơ hội vào châu Âu, bắt đầu từ cửa ngõ Hy Lạp. Hy Lạp giờ đây trở thành tấm khiên bảo vệ EU trước làn sóng người di cư mà người ta lo lắng sẽ chẳng kém gì cách đây 5 năm.

Sau tuyên bố của ông Tayyip Erdogan, hàng trăm nghìn người di cư đã đổ về khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Hy Lạp cả bằng đường bộ lẫn đường biển. Không chỉ người Syria mà có cả người Afganistan, Pakistan hay Maroc... Dòng người đổ về khu vực biên giới Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ mỗi lúc một đông và chưa có dấu hiệu dừng lại. Người ta ước tính có thể lên tới 1 triệu người.

Cùng thời gian này, Lực lượng biên phòng Ba Lan cho biết, gần 8,1 triệu người Ukraine đã vượt biên sang Ba Lan nhằm chạy trốn cuộc giao tranh Nga - Ukraine. Trong số 1,9 triệu người còn lại, một số đã chuyển đến nước khác trong EU, nhưng Ba Lan ước tính rằng hơn một triệu người Ukraine đã xác định Ba Lan trở thành nơi ở lâu dài của họ, do có đông cộng đồng người Ukraine và mối quan hệ ngôn ngữ giữa người Ukraine và người Ba Lan.

Một vấn đề cũng khá nhạy cảm là khoản tiền vận động hỗ trợ cho người di cư thấp hơn nhiều lần so với nhu cầu thực tế.

Ba Lan ước tính đã chi 18 tỉ PLN (3,83 tỉ euro) để giúp đỡ những người Ukraine sơ tán, bao gồm chi trả phúc lợi, giáo dục cho trẻ em hoặc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người tị nạn. Hiện tại quốc gia này cũng bị người dân trong nước phản đối vì phải tiếp nhận quá đông người di cư và khoản chi lớn cho công tác này.

Trong khi đó, mặc dù EU đã cam kết hỗ trợ 6 tỉ euro để chi trả dịch vụ cho người tị nạn Syria, song Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cho đến nay đã chi 40 tỉ USD để duy trì cuộc sống cho người tị nạn.

Một số quốc gia, trong đó có Áo, vẫn kêu gọi Brussels tài trợ để tăng cường hàng rào dọc biên giới bên ngoài của EU nhằm hạn chế dòng người xin tị nạn. Tuy nhiên, cho đến nay, EC vẫn tỏ ra miễn cưỡng, cho rằng ý tưởng xây dựng tường và hàng rào dây thép gai không phải là giải pháp phù hợp.

Thực tế, cho đến nay các giải pháp EU đưa ra để giải quyết căn cơ làn sóng di cư đều khó khả thi khi “lực bất tòng tâm”. Đây cũng là bài toán khó chưa có lời giải của liên minh này.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mỹ và Iran sẽ đàm phán vào tuần này ?

07:55 30/06/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.

Thái Lan - Campuchia quyết “ăn miếng, trả miếng”

05:37 27/06/2025

Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.

Người nhập cư vào các nước phương Tây giảm mạnh ?

08:24 26/06/2025

Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

“Chảo lửa” Trung Đông rực cháy

05:52 25/06/2025

Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.

Gia tăng căng thẳng Campuchia - Thái Lan

06:20 24/06/2025

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.

Trung Quốc kích hoạt hệ thống ứng phó lũ lụt khẩn cấp

07:02 22/06/2025

Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1) và gió mùa đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.

Nga đẩy mạnh tấn công Ukraine ?

06:38 20/06/2025

Giao tranh giữa Israel và Iran leo thang khiến Nga đang đẩy mạnh tấn công nhằm vào Ukraine vì đã giảm bớt lo ngại Mỹ, phương Tây tiếp sức.

Nam Phi đối mặt thảm họa kép

07:28 19/06/2025

Số nạn nhân tử vong trong trận lũ lụt kinh hoàng vào tuần trước ở Nam Phi vẫn liên tục tăng lên từng ngày trong khi thời tiết khắc nghiệt đã làm cho quốc gia này đối mặt với thảm họa kép.

Giao tranh giữa Israel và Iran chưa có hồi kết

09:09 18/06/2025

Việc “ăn miếng, trả miếng” bằng hành động liên tục không kích nhằm vào nhau gây ra thiệt hại nặng nề giữa Israel và Iran vẫn chưa có hồi kết, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Indonesia: Lo “chảy máu” chất xám

06:46 17/06/2025

Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...