Thứ Tư, ngày 06/11/2024 | 08:56
Giao tranh liên tục diễn ra đã khiến hơn 14 triệu người Sudan phản rời bỏ nhà cửa để tìm nơi nương náu. Điều này đã tạo nên cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất thế giới cần cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.
Người dân tại bang Al-Jazirah, Sudan phải di dời. Ảnh: REUTERS
Gần đây nhất, giao tranh dữ dội đã nổ ra ở khu vực Đông - Trung Sudan. Tại đây, 124 người đã thiệt mạng trong những cuộc tấn công của lực lượng RSF. Liên Hiệp Quốc (LHQ) hôm 26-10 cho biết, RSF đã bắn vào dân thường, lạm dụng tình dục phụ nữ và trẻ em gái, cướp bóc tài sản. Theo LHQ, tình trạng bạo lực leo thang gần đây ở tỉnh Gezeira đã khiến hơn 46.000 người phải sơ tán.
Theo Ủy ban kháng chiến Wad Madani, đây là một trong những cuộc tấn công chết chóc nhất trong cuộc chiến kéo dài hơn 18 tháng qua tại Sudan và là vụ việc lớn nhất trong một loạt các vụ tấn công tại bang Al-Jazirah. Ủy ban này cũng cáo buộc, RSF đang tiến hành các cuộc tấn công và thực hiện các vụ thảm sát trên diện rộng tại nhiều khu vực ở bang Al-Jazirah.
Nội chiến ở Sudan nổ ra vào tháng 4-2023 khi căng thẳng giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) leo thang thành bạo lực ở thủ đô Khartoum và lan rộng trên khắp cả nước. SAF do Tướng Abdel Fattah Al-Burhan đứng đầu và RSF do cấp phó trước đây của ông Al-Burhan là Mohamed Hamdan Dagalo chỉ huy.
RSF đã giành quyền kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn của Sudan, trong khi thời gian gần đây, quân đội Sudan đang cố gắng chiếm lại thủ đô Khartoum, cũng như các thành phố lớn khác ở miền Bắc và miền Trung.
Theo Dữ liệu về địa điểm và sự kiện xung đột vũ trang, một nhóm theo dõi cuộc chiến ở Sudan thì hơn 24.000 người đã thiệt mạng. Đáng quan ngại là các hành động tàn bạo và tội ác chiến tranh đã diễn ra, bao gồm hiếp dâm hàng loạt và thanh trừng sắc tộc khác.
Hơn một năm diễn ra nội chiến, Sudan có trên 14 triệu người (tương đương khoảng 30% dân số nước này) phải rời bỏ nhà cửa để tìm nơi an toàn nương náu. Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết, đây là cuộc khủng hoảng di dời lớn nhất thế giới trong năm nay.
Bà Amy Pope, Tổng Giám đốc IOM, xác nhận trong số những người di cư, có 11 triệu người phải sơ tán trong nước và 3,1 triệu người đã chạy trốn sang các quốc gia láng giềng. Hơn một nửa số người phải di dời là phụ nữ và hơn 25% là trẻ em dưới 5 tuổi.
Bà Pope cho biết thêm: “Quy mô của tình trạng di dời và nhu cầu nhân đạo đang tăng lên mỗi ngày. Trên thực tế, có tới một nửa dân số Sudan hiện cần được trợ giúp. Đồng thời lưu ý rằng, họ không được tiếp cận với nơi trú ẩn an toàn, nước uống sạch hoặc dịch vụ chăm sóc sức khỏe”. Với thực trạng trên, dịch bệnh đang lây lan nhanh chóng và 50% dân số Sudan đang phải vật lộn để có được lượng thực phẩm tối thiểu để tồn tại.
Trong khi đó, Liên đoàn Bác sĩ Sudan cho biết, người dân tại bang Al-Jazirah đang phải đối mặt với nạn diệt chủng do các cuộc tấn công của RSF gây ra, những người bị thương đã không được điều trị hoặc thậm chí không thể sơ tán họ để điều trị.
Cả quân đội Sudan và RSF đều bị Mỹ và nhiều nước cáo buộc về tội ác chiến tranh. Ngoài ra RSF còn bị cáo buộc về tội ác chống lại loài người và thanh trừng sắc tộc và cản trở hoạt động cung cấp viện trợ nhân đạo.
Các quốc gia phương Tây, gồm Mỹ, Anh, Pháp và Ðức, kêu gọi các bên đối địch ở Sudan tạo điều kiện thuận lợi để cung cấp viện trợ khẩn cấp cho hàng triệu người đang rất cần cứu trợ ở quốc gia này.
Theo các chuyên gia, chưa bao giờ trong lịch sử hiện đại có nhiều người phải đối mặt nạn đói như ở Sudan. Các chuyên gia nhấn mạnh, để chấm dứt tình trạng này, RSF và SAF phải ngừng ngay lập tức việc cản trở cung cấp viện trợ, đồng thời tìm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Sudan.
Tuy nhiên, những động thái của các quốc gia liên quan vẫn chưa mang lại kết quả khả quan nào và xung đột ở Sudan vẫn tiếp tục leo thang.
HN tổng hợp
08:22 11/12/2024
Sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ, Syria rơi vào cảnh hỗn loạn khiến nhiều quốc gia quan ngại.
08:16 10/12/2024
Cảnh sát Hàn Quốc hôm 9-12 cho biết sẽ xem xét lệnh cấm đi lại với Tổng thống Yoon Suk Yeol để điều tra các cáo buộc liên quan đến thiết quân luật.
08:09 09/12/2024
Ngày 7-12, kiến nghị luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị hủy bỏ do không đủ số lượng nghị sĩ ủng hộ. Điều này giúp ông thoát khỏi kịch bản đáng xấu hổ nhưng càng làm gia tăng sự bất ổn về chính trị ở quốc gia này trong thời gian tới.
06:44 06/12/2024
Lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol không chỉ gây chấn động nền dân chủ Hàn Quốc, mà còn đe dọa nghiêm trọng sự nghiệp chính trị của ông.
20:03 04/12/2024
Sau lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah, Lebanon đối mặt với hàng loạt thách thức vượt ngoài tầm kiểm soát.
08:04 04/12/2024
Những ngày gần đây, Nga liên tục mở các đợt tấn công mạnh mẽ vào Ukraine khiến Kiev rơi vào tình thế khó khăn nên kêu gọi sự giúp đỡ khẩn cấp của phương Tây.
19:10 02/12/2024
Hội nghị toàn cầu cấp Bộ trưởng về Dải Gaza được tổ chức tại Cairo, Ai Cập hôm 2-12 nhằm tăng cường nỗ lực ứng phó tình hình nhân đạo tại dải đất của Palestine này.
07:32 02/12/2024
Trung Quốc vừa kết thúc chiến dịch giảm thiểu sa mạc hóa bằng việc khép kín vành đai cây xanh dài 3.000km bao quanh sa mạc lớn nhất nước này sau 46 năm.
18:29 28/11/2024
Xung đột kéo dài ở Sudan không chỉ gây ra thương vong cho hàng chục ngàn người mà còn thúc đẩy cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia này.
09:04 28/11/2024
Mới đây, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tuyên bố chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Hezbollah ở Lebanon.
07:45 11/12/2024
Với phương châm “Hỏi nhanh - Đáp gọn”, phiên chất vấn, trả lời chất vấn tại Kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm diễn ra với tinh thần làm việc tập trung quyết liệt, tâm huyết, thẳng thắn, cầu thị, qua đó đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề nổi cộm đang được đại biểu và cử tri quan tâm.
07:44 11/12/2024
(HG) - Thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án) theo chỉ đạo của Chính phủ, trong năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp cùng với người dân trong tỉnh triển khai thực hiện được khoảng 15.666ha vùng lúa chất lượng cao theo quy trình Đề án đề ra. Tuy nhiên, để đảm bảo đạt chỉ tiêu theo kế hoạch của tỉnh là đến cuối năm 2025, Hậu Giang phấn đấu có 28.000ha vùng lúa chất lượng cao thì từ vụ Đông xuân 2024-2025 đang canh tác và 2 vụ lúa còn lại của năm 2025 là Hè thu và Thu đông, ngành nông nghiệp và người dân trong tỉnh cần tiếp tục triển khai thêm ít nhất 12.334ha.
07:42 11/12/2024
Trong phiên họp thứ hai (thảo luận tổ) kỳ họp cuối năm HĐND tỉnh, đại biểu đã nêu cao tinh thần trách nhiệm phát biểu thảo luận nhiều vấn đề dân sinh và phát triển bền vững tỉnh nhà.
07:32 11/12/2024
Tính đến nay, toàn tỉnh có 3 đơn vị cấp huyện được công nhận hoàn thành/đạt chuẩn NTM; 41/51 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thành quả này có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống Mặt trận các cấp.