Thứ Hai, ngày 02/07/2018 | 07:08
Ấn Độ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng nhất trong lịch sử trong khi phần lớn nguồn nước hiện bị nhiễm bẩn, góp phần giết chết hàng trăm ngàn người mỗi năm.
Vòi nước công cộng ở Old Delhi. Dù thiếu nước nhưng nguồn nước tại Ấn Độ lại bị ô nhiễm. Ảnh: REUTERS
Thủ tướng Narendra Modi thừa nhận nước ông đang đối mặt cuộc khủng hoảng nước dài nhất lịch sử và sinh mạng của hàng triệu người có thể bị đe dọa.
Hàng chục ngàn người đã giảm bớt tắm giặt hàng ngày. Ngay cả thủ đô New Delhi, thành phố có 20 triệu dân, cũng không thoát khỏi tình trạng này. Thậm chí, những cư dân ở quận Sangam Vihar phải mua nước đóng chai để uống.
Các quan chức chính phủ cho biết nguồn cung cấp nước ở New Delhi ít hơn nhiều so với tiêu chuẩn. Chẳng hạn, khu đông dân cư Sangam Vihar (1,5 triệu dân) chỉ nhận được 30-40 lít nước/người/ngày so với yêu cầu 150 lít. Đáng nói là khu vực nơi các bộ trưởng, công chức hàng đầu và quân nhân sinh sống ở New Delhi vẫn được cấp 375 lít nước/người/ngày, cao hơn mức trung bình. Trong khi đó, nhiệt độ mùa hè ở thủ đô có thể tăng cao tới 45 độ C và mực nước ngầm bị suy giảm.
Theo Viện Chuyển đổi quốc gia Ấn Độ (Niti Aayog), cả New Delhi và thủ phủ phần mềm Bengaluru sẽ cạn kiệt nước ngầm vào năm 2020. Ngoài hạn hán, tình trạng trộm nước cũng khiến lượng nước cung cấp cho các hộ gia đình bị giảm 50%. Nước bị đánh cắp được bán với giá cao hơn bởi các “xe bồn mafia”.
Cuộc khủng hoảng nước làm dấy lên làn sóng biểu tình thời gian qua ở Ấn Độ. Đầu tháng 6-2018, người dân tại thành phố Jammu ở miền Bắc đã chặn tuyến tàu đi New Delhi để phản đối việc thiếu nước, hay tình hình tại bang Gujarat cũng căng thẳng khi nhiều phụ nữ đập phá các bồn chứa nước. Tại thành phố Bengaluru, hơn 10.000 nông dân mang máy kéo vào thành phố làm giao thông tê liệt hồi tháng 3-2018. Còn tại Shimla, khách du lịch được yêu cầu tránh xa thành phố này, trong khi việc vận chuyển nước phải có cảnh sát hộ tống. Cuộc khủng hoảng cũng dẫn đến tranh chấp nguồn nước giữa nhiều bang.
Các vụ tranh chấp thường xuyên xảy ra ở một số vùng lân cận New Delhi khi xe bồn chở nước do chính phủ cung cấp đến tay người dân. Trong một sự cố ở Wazirpur, Tây Bắc New Delhi, ông Lal Bahadur, 60 tuổi, đã thiệt mạng do đụng độ với hàng xóm hồi tháng 3. Con trai của ông, Rahul, 18 tuổi, bị thương nặng và tử vong trong bệnh viện 1 tháng sau đó. Bà Sushila Devi, vợ của ông Bahadur, nói rằng tòa án cho phép nghi phạm tại ngoại, còn mình không đủ sức theo đuổi vụ kiện. Đầu tháng này, ông Kishan Bhadana, 45 tuổi, em trai của một chính trị gia địa phương, bị bắn chết vì tranh chấp đường ống dẫn nước ở Sangam Vihar.
Báo cáo do Bộ Quản lý tài nguyên nước Ấn Độ công bố, tổng hợp dữ liệu từ 24 bang trên toàn quốc, vẽ nên bức tranh nguy kịch của cuộc khủng hoảng nước. Theo đó, 21 thành phố của Ấn Độ, bao gồm thủ đô New Delhi, thành phố Bengaluru và Hyderabad, sẽ không còn nước ngầm vào năm 2020 và khoảng 40% dân số Ấn Độ thậm chí không có nước uống vào năm 2030.
Lượng nước tiêu thụ tại Ấn Độ dự kiến đạt 843 tỉ m3 vào năm 2025, so với mức hiện tại là 695 tỉ m3. Đến năm 2050, nước này sẽ cần 1.180 tỉ m3 nước trong bối cảnh nước ngầm dần cạn kiệt.
Nguồn nước ngầm, cung cấp gần một nửa nguồn nước cho Ấn Độ hiện nay, đang cạn kiệt với tốc độ đáng báo động. Ngoài ra, gần 70% nguồn nước hiện tại của Ấn Độ bị nhiễm bẩn. Việc không thể tiếp cận nguồn nước sạch cướp đi sinh mạng của khoảng 200.000 người mỗi năm tại nước này. Do thiếu cơ sở xử lý nước, nguồn nước bẩn từ các thành phố thường bị đổ thẳng ra các dòng nước vốn là nguồn nước uống của khu vực nông thôn.
Vòng luẩn quẩn thiếu nước - khai thác nước quá mức thậm chí có thể đe dọa đến an ninh lương thực của quốc gia 1,3 tỉ dân này thời gian tới.
LONG TẤN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
09:57 26/11/2024
(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 45/2024 quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
09:55 26/11/2024
(HG) - Nhằm tiếp sức cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, được sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã hỗ trợ vốn sinh kế cho người dân.
09:48 26/11/2024
(HG) - Năm 2024, bằng các giải pháp tích cực, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tài trợ cho Hậu Giang trên các lĩnh vực.
09:45 26/11/2024
(HG) - Vượt qua 20 ý tưởng xuất sắc ở bảng học sinh tại vòng chung kết Cuộc thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần III, năm 2024”,