Lại “nóng” chuyện làn sóng người di cư

Thứ Tư, ngày 28/08/2024 | 08:50

Làn sóng người di cư trái phép lại tiếp tục đổ về Mỹ và các nước châu Âu bất chấp cả tính mạng khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Người di cư băng qua khu rừng gần làng Bajo Chiquito, trạm kiểm soát biên giới đầu tiên của tỉnh Darien, Panama, ngày 18-7. Ảnh: GETTY IMAGES/TTXVN

Bộ An ninh Panama (Minseg) thông báo từ đầu năm 2024, hơn 230.000 người di cư bất hợp pháp đã đến nước này sau khi vượt qua khu rừng rậm Darien, biên giới tự nhiên giữa Colombia và Panama để tìm đường đến Mỹ. Đây là những người di cư đang trên đường đến điểm cuối là biên giới phía Bắc của Mexico để tìm cách nhập cảnh vào Mỹ.

Trong số này, người di cư mang quốc tịch Venezuela chiếm đa số với trên 153.000 trường hợp, Colombia xếp thứ 2 với gần 15.000 người, tiếp đến là Ecuador với hơn 14.000 trường hợp, Trung Quốc với trên 12.000 người và Haiti với hơn 11.000 người. Hiện các lực lượng chức năng đang xác định quốc tịch của 25.330 người di cư còn lại.

Theo Minseg, trong số những người di cư trên có 133 trường hợp trẻ em vượt rừng Darien đến Panama mà không có người thân đi cùng, 42 người di cư thiệt mạng trong khi đang vượt qua khu rừng này.

Tuy được coi là một trong những vùng đất nguy hiểm nhất thế giới, nhưng rừng Darien nằm giữa Colombia và Panama với chiều dài 265km vẫn là “hành lang chính” cho người di cư đi từ Nam Mỹ đến Mỹ, bởi đây là con đường ngắn hơn so với đường biển và chi phí cũng thấp hơn đáng kể.

Trên hành trình đi qua Darien Gap, người di cư không chỉ phải đối mặt với nguy cơ từ rắn độc, thú dữ, địa hình hiểm trở, mà còn là đối tượng tấn công của các băng nhóm tội phạm, đặc biệt là băng nhóm Clan del Golfo của Colombia.

Trước đó, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP), cho biết tình trạng di cư ở Mexico đã gia tăng đáng kể từ năm 2018, khi các đoàn lữ hành với hàng ngàn người di cư, chủ yếu là những người thuộc khu vực Trung Mỹ bắt đầu đến các thành phố biên giới của nước này, tìm cách vượt biên để sang Mỹ. Dòng người di cư đổ về biên giới Mexico - Mỹ vẫn tiếp tục tăng theo thời gian, bất chấp các biện pháp ngăn chặn từ các quốc gia liên quan.

Trong khi đó, theo Chính phủ Serbia, hơn 1 triệu người từ châu Á và châu Phi đã vượt biên qua Serbia kể từ cuộc khủng hoảng người di cư năm 2015 để tìm đường nhập cư vào các nước châu Âu. Phần lớn người tìm cách vượt biên qua nước này trong những tháng gần đây xuất phát từ Syria, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Maroc và Pakistan... do chạy trốn chiến tranh, xung đột.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm nay, cảnh sát Serbia ghi nhận 10.389 người nhập cảnh bất hợp pháp, giảm gần 70% so với cùng kỳ năm 2023. Nhà chức trách Serbia cho rằng nguyên nhân là sự hợp tác chặt chẽ hơn với cảnh sát Áo và Cơ quan kiểm soát biên giới EU Frontex.

Hầu hết những người di cư tìm đường đến “vùng đất hứa” (châu Âu và Mỹ) đều xuất phát từ việc chạy trốn chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…, với mong muốn sẽ có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều quốc gia liên quan đã không còn chấp nhận để họ nhập cư vì nhiều lý do trong đó có vấn đề an ninh trật tự. Do vậy, họ bị buộc phải quay trở về nơi xuất phát hoặc sống trong các trại tị nạn đối mặt với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn nên cuộc sống cũng không khá hơn khi ở quê nhà. Nghịch lý này đã và đang diễn ra nhưng làn sóng người di cư vẫn cứ tăng theo thời gian. Đây là bài toán khó cho nhiều quốc gia liên quan.

Theo số liệu thống kê của Liên Hiệp Quốc, năm 2023 đã có hơn 520.000 người băng qua rừng rậm Darien, 20% trong số này là trẻ vị thành niên để tìm đường đến Mỹ. Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) dự đoán tới cuối năm 2024, dòng người di cư tới Mỹ qua ngả này có thể tăng lên 800.000 người, trong đó có khoảng 160.000 trẻ em.

 

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nguy cơ bạo loạn ở Hàn Quốc

18:28 03/04/2025

Nhiều khả năng xảy ra biểu tình bạo lực khi Tòa án Hiến pháp ở trung tâm Seoul công bố phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vào ngày hôm nay 4-4.

Iran cảnh báo khả năng phát triển vũ khí hạt nhân

07:46 03/04/2025

Mỹ đe dọa tấn công Iran khiến Tehran tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn bằng quân sự.

Mỹ lại đe dọa trừng phạt Nga

18:17 01/04/2025

Giới quan sát không lạ gì với thay đổi đột ngột trong đối ngoại của ông Trump nhưng việc “đổi chiều” với Nga lần này khiến nhiều người quan tâm.

Động đất kinh hoàng ở Myanmar

07:42 01/04/2025

Sáng 30-3, chỉ hai ngày sau thảm họa động đất 7,7 độ, Myanmar tiếp tục hứng chịu thêm một loạt dư chấn lên đến 5,1 độ.

Gấp rút cứu nạn tại Myanmar

12:48 30/03/2025

Nhiều nước đã gửi đội cứu hộ và hàng viện trợ đến Myanmar trong bối cảnh số thương vong liên tục tăng cao.

Châu Phi đối mặt thách thức kép

06:21 28/03/2025

Dịch bệnh, chiến tranh, nghèo đói và nguồn cứu trợ lại hạn chế khiến người nghèo châu Phi lâm vào khó khăn kép.

Iran phớt lờ đe dọa của Mỹ

05:52 27/03/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa muốn đạt thỏa thuận hạt nhân mới với Iran trong vòng 2 tháng, tuy nhiên vấn đề này vấp phải phản ứng phớt lờ của Tehran.

Khi nào Dải Gaza ngừng bắn ?

08:10 26/03/2025

Hơn 1.000 người chết sau hai ngày Israel nối lại không kích Gaza khiến dư luận quốc tế lên tiếng phản đối.

Cháy rừng nghiêm trọng tại nhiều nước

07:11 25/03/2025

Những ngày gần đây xảy ra hàng loạt vụ cháy rừng nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, gây thiệt hại lớn và khiến nhiều người thiệt mạng.

Sông băng trên thế giới tan nhanh chưa từng có

07:58 24/03/2025

Tình trạng tan băng chưa từng có do khủng hoảng khí hậu đang gây nên mối đe dọa nghiêm trọng cho hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước toàn cầu.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Trồng lúa giảm phát thải: Tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo

18:39 03/04/2025

Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh: Tăng đầu tư công để đảo ngược vòng xoáy đi xuống của ĐBSCL

18:37 03/04/2025

Kết nối vùng lỏng lẻo và đầu tư công chưa tương xứng là hai trong số nhiều nguyên nhân khiến ĐBSCL kém hấp dẫn nhà đầu tư và rơi vào vòng xoáy đi xuống. Trước thực tế này, chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (ảnh), Giảng viên cao cấp, Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam, đã có những phân tích cũng như đề xuất để vực dậy kinh tế cho ĐBSCL trong thời gian tới.

Sẽ sớm hoàn thiện hệ thống đường dẫn cầu đảm bảo an toàn giao thông

18:35 03/04/2025

Trước khi hợp nhất vào Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản trả lời ý kiến cử tri Hậu Giang về công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh nhằm giúp công tác quản lý nhà nước ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân.

Từng bước nâng cao năng lực về công nghệ số cho học sinh

18:33 03/04/2025

Được xác định là lực lượng trẻ có trình độ, dễ dàng thích ứng và bắt nhịp nhanh xu hướng chuyển đổi số, các địa phương, trường học đã thực hiện nhiều giải pháp để học sinh tiếp cận môi trường số an toàn, tận dụng hiệu quả các ứng dụng số thông dụng.