Thứ Năm, ngày 05/07/2018 | 08:04
Mặc dù làn sóng người di cư tị nạn đã tạm lắng nhưng 6 tháng đầu năm đã có hơn 1.000 người chết đuối khi vượt biển Địa Trung Hải tìm đường đến châu Âu.
Số người thiệt mạng ngoài khơi Libya gia tăng mạnh. Nguồn: CNN
Theo thông báo của Tổ chức Di trú quốc tế (IOM), trong hai ngày 29-6 và 1-7 đã liên tiếp xảy ra hai vụ đắm tàu, nguyên nhân là do những kẻ buôn lậu đưa người di cư ra biển trên tàu thuyền không đủ tiêu chuẩn an toàn. Lực lượng Bảo vệ bờ biển Libya cũng đã can thiệp và đưa gần 1.000 người di cư trở lại Libya. Tuy nhiên, đáng quan tâm là chỉ tính riêng mấy ngày cuối tháng 6 vừa qua, đã có khoảng 204 người di cư bỏ mạng trên vùng biển ngoài khơi Libya, nâng số người mất mạng tại vùng biển này lên hơn 1.000 người. Lãnh đạo phái bộ IOM tại Libya Othman Belbeisi cảnh báo số người thiệt mạng trên biển ngoài khơi Libya đang gia tăng mạnh do những đối tượng buôn người lợi dụng tình cảnh khốn cùng của người di cư để trục lợi.
Làn sóng người di cư bắt đầu rộ lên vào năm 2014 khi cuộc xung đột tại Libya trở nên trầm trọng hơn. Kể từ đó đến nay đã có trên 650.000 người vượt biển Địa Trung Hải để vào miền đất hứa châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động trên đã chậm lại kể từ tháng 7 năm ngoái khi lực lượng chức năng Italia triệt phá các mạng lưới buôn người tại khu vực bờ biển của Libya, quốc gia có đường bờ biển dài nhất ở Địa Trung Hải.
Trong một động thái liên quan, Tổng Giám đốc IOM William Lacy Swing cho biết ông sẽ tới thủ đô Tripoli của Libya để trực tiếp thị sát điều kiện sinh hoạt của những người di cư được cứu sống cũng như các hoạt động cứu hộ của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Libya. Ông tuyên bố IOM sẽ đảm bảo nhân quyền cho tất cả những người di cư, đồng thời tiếp tục nỗ lực ngăn chặn tình trạng buôn bán người.
Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) tại thủ đô Nouakchott (Mauritania), mới đây lãnh đạo các nước nhất trí thành lập một cơ quan hỗ trợ điều phối các chính sách quốc gia về người di cư nhằm phối hợp chiến lược của các nước trong châu lục cũng như tăng tính tương tác với các đối tác bên ngoài. Bộ trưởng Ngoại giao Maroc Nasser Bourita cho biết tổ chức này có tên gọi là Cơ quan giám sát châu Phi về Di cư và Phát triển (OAMD), trụ sở đặt tại thủ đô Rabat của Maroc.
OAMD được thành lập dựa trên sáng kiến của Maroc trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng mới về người di cư đe dọa các quốc gia EU. Trước đó, Maroc phản đối đề xuất của EU khi cho phép người di cư được cứu vớt tại các vùng biển quốc tế được yêu cầu tị nạn tại EU vì cho rằng đây là một giải pháp quá dễ dàng và có thể gây phản tác dụng.
Những năm gần đây, hàng trăm nghìn người châu Phi đã rời bỏ lục địa này do chiến tranh đẫm máu, dịch bệnh và nghèo đói tại quê nhà để tìm cách trốn sang châu Âu với mong muốn có cuộc sống tốt hơn. Họ đã lựa chọn các tuyến đường nguy hiểm như băng qua sa mạc, vượt biển Địa Trung Hải… làm cho hàng nghìn người đã phải bỏ mạng.
Trong khi đó, hiện các nước trong khối EU vẫn chưa thống nhất về chính sách đối với người di cư tị nạn. Một số quốc gia thì tiếp nhận người di cư với số lượng hạn chế, số khác thì lập trại tị nạn nhằm cứu trợ nhân đạo sau đó trả người di cư về nước. Đặc biệt có không ít quốc gia đóng cửa biên giới và mạnh tay với người di cư tị nạn. Tuy nhiên vì cuộc sống quá khốn khổ do dịch bệnh, chiến tranh, đói khát… nên làn sóng những người di cư cứ tiếp tục đổ về châu Âu bất chấp cả tính mạng. Không khác gì những con tàu tạm bợ đưa họ vượt biển Địa Trung Hải, số phận những người di cư này quá lênh đênh khó tìm được bến đỗ.
HN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
09:57 26/11/2024
(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 45/2024 quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
09:55 26/11/2024
(HG) - Nhằm tiếp sức cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, được sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã hỗ trợ vốn sinh kế cho người dân.
09:48 26/11/2024
(HG) - Năm 2024, bằng các giải pháp tích cực, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tài trợ cho Hậu Giang trên các lĩnh vực.
09:45 26/11/2024
(HG) - Vượt qua 20 ý tưởng xuất sắc ở bảng học sinh tại vòng chung kết Cuộc thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần III, năm 2024”,