Liên Hiệp Quốc cảnh báo gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực

Thứ Sáu, ngày 24/04/2020 | 08:13

Liên Hiệp Quốc (LHQ) cảnh báo dịch Covid-19 sẽ làm gia tăng nguy cơ mất an ninh lương thực ở nhiều quốc gia.

Người vô gia cư nhận thức ăn từ một chương trình cứu trợ dành cho người nghèo ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP

Báo cáo toàn cầu về khủng hoảng lương thực của LHQ vừa công bố đã nêu rõ sự mất an ninh lương thực đã gia tăng từ năm 2019 và dịch Covid-19 sẽ làm trầm trọng thêm tình hình. Theo đó, trong năm 2019 có 135 triệu người ở 55 quốc gia phải sống trong tình trạng khủng hoảng lương thực nghiêm trọng hoặc cần cứu trợ nhân đạo khẩn cấp. Con số này đã tăng thêm trên 20 triệu người và cao nhất trong 4 năm LHQ thực hiện báo cáo. Đây là hệ lụy của các cuộc xung đột ở nhiều quốc gia, cú sốc kinh tế và các yếu tố liên quan đến thời tiết như hạn hán, mưa lũ, nước biển dâng…

Đáng quan ngại hơn là chỉ sau vài tháng dịch Covid-19 hoành hành, hàng chục ngàn người đã thất nghiệp và khoảng 183 triệu người khác có nguy cơ rơi vào khủng hoảng lương thực. LHQ cũng cảnh báo rằng đại dịch có thể làm tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với hàng trăm triệu người vốn đang sống trong tình trạng mất an ninh lương thực nói trên.

Trong khi đó, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của LHQ cảnh báo, năm 2020 số người rơi vào nghèo đói sẽ tăng gấp đôi do đại dịch Covid-19 gây ra. Theo đó, sẽ có 135 triệu người phải đối mặt với nạn đói ở mức độ khủng hoảng hoặc tệ hơn. Nếu cộng với 821 triệu người hiện đang đói dài hạn, viễn cảnh này có thể sẽ đẩy hơn 1 tỉ người vào các tình huống vô cùng thảm khốc.

Trong một diễn biến liên quan, Giám đốc điều hành phụ trách chính sách phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB), bà Mari Pangestu cho rằng các nước nghèo phải đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực do đại dịch Covid-19 sẽ cao hơn bởi sự sụt giảm nguồn thu ngoại hối, những hạn chế về xuất khẩu lương thực cũng như sự đổ vỡ của các chuỗi cung ứng. Do vậy việc cần làm là “nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu và tránh các hàng rào nhập khẩu không cần thiết và tăng cường các kho dự trữ”.

Trong khi đó, nhiều quốc gia đã tạm ngưng xuất khẩu lương thực làm cho tình trạng thiếu lương thực càng trở nên trầm trọng hơn. Điển hình như Kazakhstan, một trong những nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, đã quyết định cấm xuất khẩu sản phẩm này cùng với một số mặt hàng nông sản khác như cà rốt, đường, khoai tây. Serbia cũng đã ngưng xuất khẩu dầu hướng dương và sản phẩm khác. Ấn Độ: xuất khẩu gạo bị đình trệ do “đóng cửa biển”. Malaysia: hạn chế xuất khẩu dầu cọ... Philippines, Indonesia cho rằng lưu trữ gạo của họ chỉ được 3 tháng. Một số quốc gia có tiềm năng lúa gạo lớn khác cũng giảm hạn ngạch xuất khẩu. Mặt khác, việc đóng cửa biên giới cũng gây trở ngại không nhỏ cho nguồn lương thực đi và đến các nước có nhu cầu. Điều này vô hình trung đã làm cho lương thực rơi vào tình cảnh “cung thiếu cầu”.

Trước thực trạng trên, Bộ trưởng An ninh Lương thực của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mariam bint Mohammed Almheiri đã hối thúc các nước hợp tác để duy trì các chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu trong bối cảnh dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.

Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp và Lương thực các nước G20 cũng đã nhất trí rằng các biện pháp khẩn cấp nhằm chống lại sự lây lan của đại dịch Covid-19 không được tạo ra “những rào cản không cần thiết đối với hoạt động thương mại cũng như phá vỡ chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu”.

Giới phân tích nhận định, khủng hoảng an ninh lương thực đã và đang xảy ra và tình trạng này sẽ càng trầm trọng hơn nếu các quốc gia liên quan không đồng thuận đề ra giải pháp tháo gỡ.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

“Khát vọng hùng cường”

09:24 25/11/2024

Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...

Ba đột phá quan trọng tạo nên thành công của Trường Chính trị Hậu Giang

09:24 25/11/2024

Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

09:23 25/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

09:22 25/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.