Thứ Sáu, ngày 23/05/2025 | 05:27
Việc Mỹ cắt giảm tài trợ đã khiến Liên Hiệp Quốc rơi vào tình thế khó khăn kéo theo hệ lụy nhiều chương trình nhân đạo bị đình trệ.
Thế giới có nguy cơ tụt hậu trong việc chấm dứt đói nghèo. Ảnh minh họa: RAPPLER
Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) sẽ phải cắt giảm từ 3.000-4.000 vị trí làm việc trên toàn thế giới do gặp khó khăn về ngân sách hoạt động.
Trong thông báo đưa ra ngày 20-5, bà Nathalie Meynet, đại diện cho bộ phận nhân viên của UNHCR, thừa nhận rằng đây là khoảng thời gian rất thử thách cho cơ quan này. Trong khi đó, người phát ngôn của UNHCR, ông Matthew Saltmarsh cho biết, hiện chưa thể có số liệu chính xác về số việc làm bị cắt giảm, nhưng chi phí cho nhân viên sẽ được cắt giảm 30% và kế hoạch mới sẽ được triển khai vào tháng 10-2025.
Thời gian qua, hầu hết các tổ chức nhân đạo của LHQ đều phải cắt giảm hoạt động bởi việc Mỹ và các nước khác cắt giảm viện trợ. Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đang đối mặt với mức ngân sách giảm chưa từng có, lên tới 40% trong năm nay. UNHCR cũng đã ra thông báo sẽ cắt giảm 30% chi phí hoạt động. Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC) mới sa thải 20% nhân viên tại trụ sở chính và thu hẹp hoạt động của các văn phòng toàn cầu cũng do gánh nặng ngân sách và còn nhiều tổ chức phải cắt giảm kinh phí hoạt động và cứu trợ nhân đạo.
Tất cả những điều này sẽ để lại những hậu quả lớn. 33,1 triệu người Nigeria đang phải đối mặt với thiếu lương thực nghiêm trọng vào mùa khô 2025, trong đó 4,8 triệu người tại Borno, Adamawa và Yobe ở mức khẩn cấp. Tại Burkina Faso, Mali và Niger, 2 triệu người có thể mất viện trợ từ tháng 4-2025, với 3,4 triệu người ở mức IPC-4 (khẩn cấp) và 2.600 người IPC-5 (thảm họa) biến khu vực Sahel, châu Phi trở thành điểm nóng mới của vấn đề nhân đạo. Ngoài ra, còn có hàng triệu người dân ở Dải Gaza đang phải đối mặt với nạn đói trầm trọng do chiến tranh, dịch bệnh và thiên tai đang cần cứu trợ khẩn cấp.
Mới đây, ông Antonio Guterres, Tổng Thư ký LHQ, đã đưa ra các biện pháp cải cách thiết yếu để tổ chức LHQ duy trì vai trò trung tâm trong hệ thống quốc tế hiện đại. Theo ông Guterres, một trong những đề xuất đáng chú ý là việc giảm 20% nhân sự tại các cơ quan trực thuộc LHQ phụ trách các vấn đề chính trị và gìn giữ hòa bình thông qua việc loại bỏ các vị trí trùng lặp chức năng.
Tuy nhiên, nỗ lực cải tổ diễn ra trong bối cảnh LHQ đang đối mặt khủng hoảng tài chính trầm trọng. Tính đến tháng này, LHQ mới chỉ nhận được 1,8/3,5 tỉ USD ngân sách thường niên năm 2025, tương đương chưa đến 50%. Điều này sẽ làm cho hoạt động các tổ chức thuộc LHQ càng khó khăn hơn.
Trong một động thái liên quan, trước đó, các quan chức cấp cao của LHQ kêu gọi quốc tế cần có hành động khẩn cấp để cứu vãn các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và khôi phục sự hợp tác quốc tế để thu hẹp khoản thiếu hụt tài chính đáng kinh ngạc 4.000 tỉ USD/năm cho phát triển toàn cầu trong bối cảnh các cuộc chiến thương mại gia tăng hiện nay. Theo đại diện các tổ chức LHQ, nếu không có phản ứng hiệu quả, thế giới có nguy cơ tụt hậu hơn nữa trong việc chấm dứt đói nghèo, chống biến đổi khí hậu và xây dựng các nền kinh tế bền vững mới.
Theo ông Guterres, căng thẳng thương mại gia tăng là một rủi ro lớn, và nhấn mạnh: “Trong một cuộc chiến thương mại, tất cả các bên đều thua thiệt - đặc biệt là những quốc gia và người dân dễ bị tổn thương nhất, những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất”. Trong khi thương mại công bằng là một minh chứng rõ nét về lợi ích của sự hợp tác quốc tế, thì sự gia tăng các rào cản thương mại lại đặt ra “mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu” đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều này được thể hiện rõ khi gần đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các nhà kinh tế của LHQ lần lượt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu.
Việc Mỹ và nhiều nhà tài trợ hiện đang rút dần khỏi các cam kết viện trợ, trong khi tình trạng đói nghèo do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh cứ tăng dần theo thời gian đã khiến công tác nhân đạo của LHQ lâm vào cảnh khó khăn không lối thoát.
HN tổng hợp
04:59 22/05/2025
Mặc dù thể hiện thiện chí nhưng Iran cảnh báo đàm phán hạt nhân giữa nước này với Mỹ sẽ thất bại với nhiều lý do.
06:12 21/05/2025
Cuộc tiếp xúc trực tiếp hiếm hoi giữa phái đoàn Ukraine và Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16-5 đã kết thúc mà không đạt được đột phá nào rõ rệt.
08:01 20/05/2025
Trước diễn biến gia tăng nhẹ số ca mắc Covid-19 ở một số khu vực, các nước Đông Nam Á đang khẩn trương siết chặt các biện pháp phòng dịch.
07:09 19/05/2025
Nguồn tin từ Trung tâm thông tin Covid-19 của Chính phủ Thái Lan cho biết số ca mắc Covid-19 đã tăng vọt tại Thái Lan.
18:29 15/05/2025
Mặc dù Mỹ và nhiều quốc gia lên tiếng sẽ làm trung gian hòa giải xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan nhưng khó tìm được cái kết thỏa đáng vì nhiều lý do.
08:31 15/05/2025
Sau những cuộc đàm phán giữa các quan chức Mỹ và Hamas tại Doha (Qatar) đi cùng với những động thái gần đây, giới phân tích nhận định sẽ có một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
05:48 14/05/2025
Dư luận quốc tế rất quan tâm liệu thông điệp Nga - Ukraine đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian sẽ trở thành hiện thực hay chỉ là lời nói suông.
08:11 13/05/2025
Chất lượng không khí trong ngày 11-5 tại thủ đô Jakarta (Indonesia) ghi nhận ở mức đáng báo động, xếp thứ tư trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
07:23 12/05/2025
Ấn Độ và Pakistan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ vài giờ sau khi hai bên đạt được thỏa thuận dừng các hoạt động quân sự.
08:06 09/05/2025
Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.
14:27 23/05/2025
Lịch sử báo chí cách mạng Cà Mau là hành trình đấu tranh bằng ngòi bút, bản lĩnh của những Nhà báo. Đó là hành trình không ngừng đổi mới để thích ứng, phát triển, hoàn thành sứ mệnh chính trị và trách nhiệm xã hội.
06:03 23/05/2025
Nhìn lại chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được triển khai giai đoạn qua cho thấy, điều này đã góp phần thu hút nhà đầu tư để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại tỉnh nhà.
06:01 23/05/2025
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các nghề truyền thống không chỉ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, giúp nông thôn phát triển hài hòa giữa hiện đại và truyền thống, tạo nội lực cho địa phương xây dựng NTM.
06:00 23/05/2025
Kết nối đơn vị đào tạo, mời gọi sinh viên ngành công nghệ thông tin về địa phương, tổ chức các chương trình huấn luyện…