Liên Hiệp Quốc thiếu tiền để cứu trợ nhân đạo

Thứ Sáu, ngày 01/07/2022 | 10:22

Thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh liên tục xảy ra đã làm cho nạn đói có nguy cơ lan rộng ra nhiều quốc gia nên rất cần một nguồn kinh phí lớn để cứu trợ nhân đạo.

Phụ nữ và trẻ em Syria tại trại tị nạn ở Sahel. Ảnh: AFP

Ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ), mới đây cho biết hiện tổ chức này mới chỉ huy động được 15% trong tổng số tiền 3,8 tỉ USD cần để triển khai kế hoạch viện trợ nhân đạo cho 30 triệu người tại khu vực Sahel (gồm 9 quốc gia Senegal, Mauritanie, Mali, Burkina Faso, Niger, Nigeria, Tchad, Sudan và Eritrea).

Ông Dujarric nhấn mạnh số người cần viện trợ hiện cao hơn gần 2 triệu người so với cách đây một năm. Dự báo từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay, hơn 18,6 triệu người - chiếm 15% trong tổng dân số khu vực Sahel - sẽ lâm vào tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng. Trong số này, có 2,1 triệu người phải chịu cảnh mất an ninh lương thực ở mức khẩn cấp.

Ông Dujarric cho biết thêm LHQ ghi nhận hơn 6,3 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa vì xung đột vũ trang. Nhiệt độ tăng hơn 1,5 lần so với mức tăng nhiệt trung bình toàn cầu đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng này. Ngoài ra, trong giai đoạn 2015-2021, số lượng các trận lũ lụt và các hiện tượng thời tiết cực đoan đã tăng gần 2 lần.

Tháng trước, Phó Tổng Thư ký LHQ kiêm Giám đốc Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) Martin Griffiths đã giải ngân 30 triệu USD trong Quỹ ứng phó khẩn cấp trung ương (CERF) để nâng quy mô viện trợ nhân đạo tại khu vực Sahel lên gần 100 triệu USD trong năm nay. Tuy nhiên quỹ khẩn cấp này được sử dụng để “kích hoạt” các biện pháp ứng phó và không thể thay thế được những khoản đóng góp của các nhà tài trợ.

Không chỉ châu Phi mà nạn đói đã và đang hiện hữu ở nhiều quốc gia thuộc các châu lục khác. Chương trình Lương thực thế giới ước tính năm 2022 sẽ có tới 345 triệu người bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới (PAM/WFP), ông David Beasley, cho biết cuộc khủng hoảng về an ninh lương thực hiện nay là ở mức độ ‘‘chưa từng có’’. Hiện có khoảng 43 quốc gia đang đối diện nạn đói, với số người tăng vọt từ khoảng 80 triệu người trước đại dịch Covid-19 thành 135 triệu người. Trước cuộc giao tranh Nga - Ukraine, thế giới có khoảng 276 triệu nạn nhân bị đói. Từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine diễn ra con số này đã tăng lên 323 triệu người. Những con số trên là người dân ở ngưỡng cửa chết vì đói. Còn tình trạng đói ăn nói chung có thể đe dọa đến 1,5 tỉ người, thậm chí một phần ba dân số Trái đất.

Vẫn theo Giám đốc điều hành PAM, cuộc chiến tranh tại Ukraine khiến xuất khẩu lương thực, thực phẩm sụt giảm mạnh, đe dọa thêm gần 40 quốc gia khác, vốn vẫn nhập khẩu đến 50% ngũ cốc từ khu vực này. Chưa kể đến nhiều khu vực tại châu Phi, vốn đã trong tình trạng thiếu đói trầm trọng triền miên, việc nông sản Ukraine không xuất được ra ngoài cũng khiến căng thẳng gia tăng tại nhiều nước châu Á, như Sri Lanka, Indonesia hay Pakistan.

Các chương trình quốc tế, hỗ trợ lương thực cho người dân đang bị đói, đã bị cắt giảm mạnh. Chương trình Lương thực Thế giới giờ đây còn phải cứu trợ lương thực cho 4 triệu người Ukraine, nạn nhân chiến tranh, tại một đất nước vốn từng có đủ thực phẩm nuôi sống đến 400 triệu cư dân.

Trong một động thái liên quan, Nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới gồm Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Canada, Italia và Nhật Bản (G7) vừa cam kết sẽ hỗ trợ 4,5 tỉ USD để chống nạn đói toàn cầu. Trong đó, khoảng hơn một nửa là do Mỹ đóng góp để giúp giải quyết vấn đề cung ứng thực phẩm toàn cầu.

G7 cũng kêu gọi các đối tác có nguồn dự trữ lương thực lớn cũng như các doanh nghiệp tư nhân hãy bán thực phẩm mà không làm méo mó thị trường để chống lại nạn đói trên toàn cầu. Mặt khác, tuyên bố cho biết G7 sẽ tiếp tục đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây với Nga sẽ không nhằm vào thực phẩm, cho phép các sản phẩm nông nghiệp được lưu thông tự do, kể cả từ Nga.

Giới phân tích cho rằng, việc vận động và đóng góp nhân đạo chỉ mang tính tình thế giải quyết cứu đói trước mắt. Về lâu dài cần có giải pháp căn cơ đảm bảo chống biến đổi khí hậu, không chiến tranh và phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Có như vậy,  người dân toàn cầu mới có thể an tâm sống, lao động trong môi trường an toàn để sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống gia đình và cung ứng cho cộng đồng.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

Tiểu vùng Mekong xanh hóa, số hóa

07:30 11/11/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

20:15 23/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Tuyên truyền sâu rộng để người dân chung tay bảo vệ môi trường

11:09 23/11/2024

(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.