Lời giải cho vấn nạn đảo chính ở châu Phi ?

Thứ Sáu, ngày 08/09/2023 | 07:24

Tranh giành quyền lực đã đẩy nhiều quốc gia châu Phi lâm vào cảnh chính biến khiến cuộc sống người dân càng khó khăn hơn.

Biểu tình phản đối quân đội Pháp hiện diện tại Niger, ngày 3-9-2023. Ảnh: AFP

Mới đây nhất, vào ngày 30-8, một số sĩ quan quân đội cấp cao Gabon tuyên bố đã lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, đồng thời giải tán Chính phủ, Thượng viện, Hạ viện và Tòa án Hiến pháp. Động thái này diễn ra sau khi cơ quan bầu cử nhà nước thông báo Tổng thống Ali Bongo Ondimba, 64 tuổi, đắc cử nhiệm kỳ thứ ba.

Tiếp đó ngày 4-9, Tướng Brice Oligui Nguema đã tuyên thệ nhậm chức “Tổng thống chuyển tiếp” ở Gabon. Đồng thời tuyên bố ông sẽ khôi phục chính quyền dân sự thông qua “các cuộc bầu cử tự do, minh bạch và đáng tin cậy” sau quá trình chuyển tiếp, nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể. Ông Oligui cũng cho biết ông sẽ nỗ lực soạn thảo Hiến pháp mới và sẽ đưa ra trưng cầu dân ý.

Động thái này đã khiến nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lên án. Hội đồng Hòa bình và An ninh của Liên minh châu Phi (AU) đã quyết định “đình chỉ ngay lập tức” tư cách thành viên của Gabon.

Đồng quan điểm trên, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh, ông Josep Borrell bày tỏ quan ngại đối với tình trạng bất ổn từ cuộc đảo chính trên, đồng thời cho biết khối này hiện chưa có kế hoạch sơ tán công dân khỏi Gabon. Ông Borrell nêu rõ các nhà ngoại giao châu Âu đang làm việc để tìm hướng tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở Gabon và không có kế hoạch sơ tán như từng tiến hành tại Niger.

Trước đó, vào cuối tháng 7 vừa qua, một nhóm sĩ quan thuộc lực lượng cận vệ của Tổng thống Niger đã tiến hành đảo chính lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum. Lực lượng đảo chính đã thành lập Hội đồng quốc gia bảo vệ tổ quốc, đứng đầu là Tướng Abdurahmane Tchiani, để điều hành đất nước.

Các cuộc đảo chính gần đây có thể coi là một phần của xu hướng khu vực rộng lớn ở Sahel và Tây Phi với làn sóng lật đổ chính quyền, đẩy châu Phi vào bất ổn.

Theo các chuyên gia, để hiểu lý do dẫn đến tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng này, cần có cái nhìn rộng hơn về các chủ thể đang đối đầu với nhau trên Lục địa Đen này.

Theo số liệu của trang revueconflits.com, có tới 41 quốc gia châu Phi đã trải qua ít nhất một vụ chính biến lật đổ chính quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Trên bình diện thế giới, khoảng 7 trong số 10 cuộc đảo chính đã diễn ra ở châu Phi.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng “đại dịch đảo chính” đang diễn ra tại châu Phi. Đây là một nhận xét xác đáng và thẳng thắn hiếm thấy ở một nguyên thủ quốc gia. Bởi lẽ, trên thực tế, đã có 7/8 cuộc đảo chính ở châu Phi kể từ năm 2020 và tất cả đều diễn ra ở các nước châu Phi nói tiếng Pháp, ngoại trừ Sudan.

Giới lãnh đạo các cuộc đảo chính gần đây ở Guinea, Mali, Burkina Faso, Sudan và Zimbabwe thường viện dẫn những lý do như tham nhũng, quản lý yếu kém và nghèo đói để biện minh cho hành động lật đổ chính quyền. Trên thực tế, châu Phi đang đối mặt với khá nhiều thách thức. Tỷ lệ nghèo đói đang tăng cao khi các nền kinh tế mong manh của châu Phi bị đại dịch Covid-19 vùi dập, kéo theo tình trạng bất bình đẳng ngày càng rõ rệt.

Theo số liệu của Ủy ban Kinh tế châu Phi thuộc Liên Hiệp Quốc (ECA), hiện có tới 546 triệu người châu Phi đang sống trong nghèo đói, tăng 74% kể từ năm 1990 và 10 quốc gia thuộc châu lục này phải đối mặt với tình trạng nghèo khổ đáng báo động.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về khu vực cho rằng, có 4 yếu tố tác động dẫn đến đảo chính là: xung đột triền miên, chia rẽ về vấn đề kinh tế, an ninh và sắc tộc. Hay nói một cách khác, tranh giành quyền lực đã dẫn đến chính biến của nhiều quốc gia châu Phi. Đây được xem là nguyên nhân chính là những mồi lửa bất ổn châm ngòi cho hàng loạt vụ chính biến khác trong khu vực. Do vậy, để giải bài toán khó này, các quốc gia châu Phi cần giải quyết căn cơ những vấn đề nghèo đói và tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Dự luật hạn chế nhập cư vào Đức: Phản ứng trái chiều

05:49 05/02/2025

Quốc hội Đức đã bác bỏ dự luật hạn chế người nhập cư do phe đối lập đề xuất, trong bối cảnh có nhiều tranh cãi về chính sách kiểm soát biên giới và an ninh nội địa.

Vẫn chưa tiến hành giai đoạn 2 thỏa thuận ngừng bắn Gaza

06:26 04/02/2025

Thủ tướng Qatar hôm 2-2 đã kêu gọi Israel và phong trào Hamas ngay lập tức bắt đầu đàm phán cho giai đoạn 2 của lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.

Cuộc chiến thương mại từ thuế quan

08:30 03/02/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chính thức ký sắc lệnh áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada, Mexico và Trung Quốc.

Tín hiệu vui cho nữ giới Afghanistan

05:54 24/01/2025

Đề xuất bãi bỏ lệnh cấm giáo dục đối với phụ nữ và trẻ em gái đã hé mở tương lai sáng sủa cho nữ giới Afghanistan.

Hàng cứu trợ nhân đạo bắt đầu vào Gaza

07:59 23/01/2025

Những chuyến hàng cứu trợ nhân đạo đầu tiên đã đến Gaza sau lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas, mang theo hy vọng nhiều người dân nơi đây được sống lại.

Người vui thì ít, kẻ lo lại nhiều

08:10 22/01/2025

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, với nhiều tuyên bố đi kèm khiến dư luận quan ngại.

Phản ứng của các bên khi lệnh ngừng bắn Gaza được thực thi

06:00 21/01/2025

Chiều 19-1, thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza chính thức có hiệu lực sau gần 3 giờ bị trì hoãn.

Cơ hội hòa bình cho người dân Palestine

07:43 20/01/2025

Bộ Ngoại giao Qatar hôm nay cho biết, lệnh ngừng bắn giữa Israel và lực lượng vũ trang Hamas tại Dải Gaza sẽ có hiệu lực vào 8h30 ngày 19-1 theo giờ địa phương, tức 13h30 theo giờ Việt Nam.

Ông Trump đối mặt với khó khăn chồng chất

08:54 17/01/2025

Chỉ còn vài ngày nữa, ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên, ở nhiệm kỳ 2 này, ông phải đối diện với nhiều khó khăn chồng chất.

Tín hiệu khả quan cho đàm phán Israel – Hamas

09:01 16/01/2025

Các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Gaza giữa Israel và Hamas đã đạt được kết quả khả quan khiến người dân Palestine kỳ vọng hòa bình lập lại cho vùng đất này.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Bàn giao công việc Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

18:02 05/02/2025

(HGO) - Chiều ngày 5-2, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Hội nghị bàn giao công việc Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.

68 cán bộ, công chức, viên chức được xét nâng lương trước thời hạn

10:01 05/02/2025

(HGO) - Sáng ngày 5-2, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng lương Tỉnh uỷ, cùng với các thành viên Hội đồng có cuộc họp xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng hai con số so với năm 2024

07:13 05/02/2025

(HG) - Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp; nâng cao tỷ lệ lắp đầy các khu, cụm công nghiệp được hình thành.

Kiến nghị hoàn thiện hơn nữa các quy định về tiếp công dân

07:11 05/02/2025

(HG) - Theo UBND tỉnh, qua 10 năm triển khai thi hành Luật Tiếp công dân năm 2013, từ ngày 1-7-2014 đến ngày 1-7-2024, tỉnh ghi nhận nhiều kết quả đáng kể.