Miễn dịch cộng đồng đối phó Covid-19: Thụy Điển trả giá đắt

Thứ Ba, ngày 21/07/2020 | 17:07

Chiến lược miễn dịch cộng đồng trong phòng, chống dịch Covid-19 đã khiến Thụy Điển trả giá đắt khi tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở nước này cao hơn cả Mỹ.

Người dân Thụy Điển duy trì cuộc sống gần như bình thường trong dịch Covid-19. Nguồn: Reuters

Chỉ với hơn 10 triệu dân mà có đến gần 77.000 người nhiễm bệnh và gần 6.000 người tử vong, chiếm hơn 30% số cas nhiễm Covid-19. Tỷ lệ này cao hơn cả Mỹ đã khiến Thụy Điển trở thành tâm dịch của thế giới.

Giải pháp mà Thụy Điển chọn để vận dụng từ khi khởi phát dịch Covid-19 đến nay là dựa vào ý thức của người dân. Theo đó, quốc gia Bắc Âu này không áp đặt bất cứ một biện pháp giãn cách xã hội nào cũng như không vận động đeo khẩu trang. Mọi sinh hoạt xã hội vẫn diễn ra bình thường. Giới chức y tế chỉ cấm tụ tập trên 50 người, đóng cửa các trường đại học và khuyến khích mọi người nên giữ khoảng cách an toàn. Mặc dù vậy, các cửa tiệm, nhà hàng vẫn mở cửa trong thời gian diễn ra đại dịch, các trường tiểu học và trung học cũng vậy. Mục tiêu đặt ra giới chức Thụy Điển là cho bệnh lây lan diện rộng để miễn dịch cộng đồng. Từ đó đẩy lùi dịch mà không cần đến vắc-xin.

Mặt khác, đeo khẩu trang là một đề tài đặc biệt gai góc tại Thụy Điển. Nhiều người cho rằng: “Cách ly người không có triệu chứng và đeo khẩu trang là những khái niệm hàm nghĩa kỳ thị. Chúng ta cần phải xóa bỏ sự kỳ thị đó”. Nhà dịch tễ học hàng đầu nước này Anders Tegnell từng công khai phủ nhận hiệu quả của việc sử dụng khẩu trang trong thời kỳ đầu của dịch Covid-19. Dù gần đây, thái độ của ông đã có vẻ mềm mỏng hơn nhưng ông vẫn không hề đưa ra khuyến cáo sử dụng khẩu trang.

Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven cho biết, ông không có chút hoài nghi nào về tính phù hợp của chiến lược chống Covid-19 gây tranh cãi của Thụy Điển. Ông khẳng định: “Tôi nghĩ đây là một chiến lược đúng đắn, tôi hoàn toàn chắc chắn về điều này”.

Tuy nhiên, những con số thống kê gần đây đã đi ngược lại hoàn toàn với tính toán của giới chức Thụy Điển. Theo thống kê của Đại học John Hopkins, hiện Thụy Điển ghi nhận hơn 77.000 cas mắc Covid-19, với tỷ lệ tử vong chiếm hơn 30%. Tỷ lệ này cao hơn bất cứ đất nước Bắc Âu nào cho đến nay. Trong khi đó, dữ liệu thống kê tháng 6 cho thấy chỉ khoảng 10% dân số Stockholm - nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 tại Thụy Điển - đã phát triển kháng thể với dịch bệnh này. Tuy nhiên, nồng độ kháng thể vẫn chưa cao và không chắc đã miễn dịch với vi-rút SARS-CoV-2 gây bệnh Covid19.

Phát biểu trong một buổi họp báo diễn ra mới đây, bà Maria Van Kerkhove, chuyên gia dịch tễ học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng: “Chúng tôi hy vọng những người mắc Covid-19 sẽ phát triển kháng thể nhất định. Nhưng chúng tôi không biết liệu mức độ bảo vệ ấy mạnh như thế nào hoặc nó có thể kéo dài bao lâu”.

Tuần trước, 23 chuyên gia phản đối mạnh mẽ nhất chiến lược chống Covid-19 của Thụy Điển đã viết một bản ý kiến công kích biện pháp của Chính phủ nước này. Họ nghi ngờ rằng mục tiêu miễn dịch cộng đồng sẽ không bao giờ đạt được và còn gọi đó là một “chiến lược lén lút” được thực hiện bằng cách để phần lớn dân số nhiễm vi-rút.

Trong một động thái liên quan, nhà dịch tễ học hàng đầu Thụy Điển Anders Tegnell mới đây đã thừa nhận sai lầm khi đưa ra chính sách chống dịch Covid-19 tại nước này. “Nếu gặp cái bệnh này lần nữa, biết những gì mà hôm nay ta biết rồi, thì chúng tôi sẽ làm theo con đường đi giữa cái mà Thụy Điển đã làm và phần còn lại thế giới đã làm”, ông Tegnell chia sẻ.

Giới phân tích cho rằng, Thụy Điển cần cân nhắc và sớm thực hiện một loạt biện pháp bảo vệ người dân, bao gồm giãn cách xã hội, cách ly những người không triệu chứng đã từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh và đeo khẩu trang nơi công cộng... nếu không muốn dịch bệnh tiếp tục gia tăng.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chặt chẽ từ cơ sở

08:21 25/11/2024

Huyện Vị Thủy đã có kết quả sơ bộ công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm. Kết quả này sẽ làm cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo trong năm 2025.

“An toàn thực phẩm” 2024: Khuyến khích người dân quan tâm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

08:18 25/11/2024

Mạng lưới truyền thông của ngành y tế đang đồng loạt triển khai các cuộc nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm cho người dân tại cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức và sự quan tâm của các gia đình về sử dụng thực phẩm an toàn, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Giải pháp giúp giảm nghèo hiệu quả

08:18 25/11/2024

Huyện Phụng Hiệp đã và đang đẩy mạnh đào tạo nghề góp phần giúp hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, thu nhập ổn định. Đây là yếu tố quan trọng để người dân thoát nghèo bền vững.

Điểm tin sáng 25-11: Chỉ trong 4 năm, gần 270.000 ca tử vong do đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam

06:00 25/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Dự án giúp nghệ nhân bán hàng online ở Hội An được trao giải thưởng quốc tế; Cộng đồng sử dụng máy đọc sách tại Việt Nam ước tính hiện có trên 300.000 người; Các nước hợp pháp hóa chuyển giới sẽ không được nhận con nuôi ở Nga.