Thứ Năm, ngày 16/04/2020 | 17:40
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt ngân sách đóng góp cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với cáo buộc tổ chức này bao che cho Trung Quốc về dịch Covid-19 sẽ để lại nhiều hệ lụy.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng: “WHO không thể làm tròn nghĩa vụ cơ bản của mình và tổ chức này phải chịu trách nhiệm. Dịch Covid-19 lẽ ra phải được ngăn chặn từ nguồn khởi phát của nó nếu tổ chức này sớm có phản ứng hợp lý”. Động thái này là bước đi cụ thể hóa của ông Trump đối với WHO. Trước đó, ngày 7-4, Tổng thống Trump cho biết: “Vì lý do nào đó, WHO - tổ chức có được tài trợ phần lớn từ Mỹ nhưng lại đang hướng về Trung Quốc. Chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này”.
Khi được hỏi tại sao lại chọn thời điểm hiện tại để cắt ngân sách dành cho WHO, Tổng thống Trump khẳng định Mỹ đã có các vấn đề với WHO trong nhiều năm nay và lẽ ra nên làm điều đó từ cách đây rất lâu. Ông Trump cũng cho biết chính quyền của ông sẽ tiến hành một cuộc điều tra “kỹ lưỡng” kéo dài từ 60-90 ngày. Theo ông Trump: “Đây là giai đoạn đánh giá nhưng trong thời gian đó, chúng tôi sẽ dừng tất cả các khoản đóng góp cho WHO. Chúng tôi sẽ dành khoản tiền đó và chuyển nó cho những khu vực cần nhất”.
Như vậy, ông Trump đã “bóng gió” cáo buộc WHO bao che cho Trung Quốc khi nhận định về dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc). Hậu quả của sự bao che này đã làm cho đại dịch lây lan toàn cầu gây ra hậu quả nghiêm trọng, với hơn 2 triệu cas mắc và hơn 135.000 người tử vong. Trong đó, nước Mỹ gánh chịu hậu quả nặng nhất với hơn 640.000 người nhiễm bệnh và gần 30.000 người tử vong tính tới ngày 16-4.
Động thái cắt giảm hỗ trợ ngân sách dành cho WHO của Mỹ đã gây ra phản ứng trái chiều. Những người ủng hộ ông Trump đã chỉ ra rằng WHO phạm phải những sai lầm từ ban đầu, khiến cho tình hình dịch bệnh tại nước Mỹ cũng như trên thế giới ngày càng tồi tệ hơn. Ngược lại, những người phản đối quyết định của ông Trump phân tích, hành động cắt giảm ngân sách hỗ trợ WHO sẽ ảnh hưởng xấu đến công tác ngăn ngừa đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, trong đó có Mỹ.
Jeremy Konyndyk, chuyên gia cấp cao thuộc Trung tâm Phát triển Toàn cầu Mỹ, nhấn mạnh: “Nếu chúng ta giáng một cú đấm vào WHO, chúng ta rốt cuộc sẽ tự đấm vào mặt mình... WHO thực sự có vai trò rất quan trọng trong việc dập tắt dịch bệnh. Chúng ta nên khuyến khích họ làm việc đó, hơn là khơi mào các cuộc chiến với họ”.
Còn Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres khẳng định, WHO cùng hàng ngàn nhân viên đang chiến đấu với cuộc khủng hoảng y tế ở tuyến đầu và rất cần sự ủng hộ. Theo ông Guterres, sẽ có rất nhiều cơ hội để nhìn lại nhằm hiểu rõ đầy đủ dịch Covid-19 xuất hiện như thế nào và cách để tất cả các bên liên quan phản ứng ra sao để vượt qua được đại dịch này. Cho nên hiện chưa phải là lúc trừng phạt WHO.
Mỹ là quốc gia đóng góp nhiều nhất cho WHO kể từ khi tổ chức này thành lập vào năm 1948 cho đến nay. Hiện Mỹ đóng góp cho tổ chức này gần 400 triệu USD/năm, gấp 10 lần so với Trung Quốc. Brett Schaefer, một chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề quốc tế tại Quỹ Di sản cho biết số tiền Mỹ đóng góp cho WHO chiếm khoảng 15,9% toàn bộ ngân sách của tổ chức này.
Hiện vẫn chưa rõ khi nào việc dừng cấp kinh phí cho WHO có hiệu lực và Tổng thống Trump có quyền hạn đến đâu trong vấn đề cần Quốc hội thông qua này. Tuy nhiên, quyết định này sẽ ngay lập tức dẫn đến sự cắt giảm đáng kể nguồn quỹ của WHO tại những quốc gia đang phát triển, vốn phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ quốc tế để giải quyết các vấn đề y tế, đang chịu tác động của dịch Covid-19.
Mặt khác, dừng cấp kinh phí cho WHO đồng nghĩa với việc rút các cố vấn y tế khỏi những khu vực cần họ nhất khi vi-rút SARS-CoV-2 lan rộng. Nếu dịch Covid-19 gia tăng ở những khu vực đói nghèo, đại dịch có thể kéo dài lâu hơn. Điều này sẽ tạo nên một cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn và sẽ làm suy yếu khả năng phản ứng toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Hơn lúc nào hết, thế giới cần chung tay đồng lòng đối phó với đại dịch này thay vì tạo thêm bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trong cuộc chiến với “kẻ thù vô hình”.
HN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
09:24 25/11/2024
Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.
09:23 25/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
09:22 25/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.