Thứ Hai, ngày 25/05/2020 | 07:23
Mỹ đã thông báo rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, vốn cho phép thực hiện các chuyến bay giám sát phi vũ trang trên không phận 35 quốc gia tham gia, với lý do “Nga liên tiếp vi phạm các điều khoản của thỏa thuận”.
Mỹ dùng máy bay OC-135B để giám sát trong khuôn khổ Hiệp ước Bầu trời mở.
Đây là động thái mới nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi một hiệp ước lớn toàn cầu, sau khi Washington rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) với Nga hồi năm ngoái.
Bước đi mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump làm dấy lên dư luận trái chiều ngay ở trong nước Mỹ, song lại tạo ra phản ứng khá “nhất quán” của cộng đồng quốc tế.
Trong khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nhất trí về chủ trương rút khỏi hiệp ước thì bước đi này của Washington được cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Michael Hayden cho là “điên rồ”, trong khi cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Power coi bước đi đó là “thiển cận”. Trước đó, một số nghị sĩ đảng Dân chủ đã viết thư gửi ông Trump chỉ trích ý định rút khỏi hiệp ước này.
Không chỉ nhận những phản ứng tiêu cực từ trong nước, quyết định đơn phương của Mỹ còn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích. Với tư cách là một nước có liên quan trực tiếp, Nga đã đưa ra phản ứng nhanh chóng nhất và mạnh mẽ nhất.
Một loạt các quan chức Nga, từ Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh liên bang, các thứ trưởng và người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho đến Đại sứ Nga tại Mỹ, đã đưa ra tuyên bố nhằm truyền tải hai thông điệp chính: vừa lên án bước đi của Mỹ, vừa để ngỏ khả năng đối thoại.
Theo các đại diện của Nga, thứ nhất, việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở là bước đi tiếp theo nhằm phá hủy cấu trúc an ninh quốc tế vốn đã được thiết lập trong nhiều thập niên qua, “là đòn mạnh” không chỉ giáng vào nền tảng an ninh châu Âu mà còn vào những lợi ích an ninh cốt lõi của các đồng minh Mỹ. Thứ hai, Nga khẳng định không vi phạm hiệp ước và đề nghị phía Mỹ tiếp tục thảo luận về các vấn đề bất đồng xung quanh việc thực hiện hiệp ước này tại Ủy ban Tư vấn về Bầu trời mở ở Vienna (Áo).
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này sẵn sàng đối thoại với Mỹ về Hiệp ước Bầu trời mở, song chỉ trên cơ sở bình đẳng, có tính tới mối quan tâm của nhau, chứ không phải theo kiểu “tối hậu thư”.
Tuy không tham gia hiệp ước, song Trung Quốc cũng đưa ra phản ứng khá gay gắt nhằm vào Mỹ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ “hết sức lấy làm tiếc trước quyết định của Mỹ”, cho rằng điều này “không có lợi cho việc duy trì sự tin cậy và tính minh bạch quân sự đa phương giữa các quốc gia trong khu vực, cũng như việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực, đồng thời cũng sẽ gây hậu quả tiêu cực trong việc kiểm soát vũ khí quốc tế và tiến trình giải trừ quân bị”.
Về phía các đồng minh của Mỹ, tuy phản ứng có phần nhẹ nhàng hơn và cân bằng hơn, song các phát biểu cũng cho thấy Washington khó có thể biện minh cho quyết định của mình. Trong một tuyên bố chung ngày 22-5, 10 nước châu Âu, trong đó có Pháp và Đức đã bày tỏ “lấy làm tiếc” về quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, dù chia sẻ lo ngại với phía Mỹ “về cách thức Liên bang Nga thực hiện thỏa thuận này”.
Đại diện NATO cũng bày tỏ hy vọng tổ chức này sẽ có mối quan hệ mang tính xây dựng với Nga và để ngỏ khả năng đối thoại trong khuôn khổ Hội đồng Nga - NATO.
Về phía Liên Hiệp Quốc, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric nhấn mạnh: “Chấm dứt những hiệp ước như thế này mà không có hiệp ước nào thay thế có thể gây xáo trộn các hoạt động, chẳng hạn như một cuộc chạy đua vũ trang mới nguy hiểm, có thể kéo theo những tính toán sai lầm”.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
09:24 25/11/2024
Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.
09:23 25/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
09:22 25/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.