Thứ Năm, ngày 25/04/2024 | 06:11
Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ mới 61 tỉ USD cho Ukraine đã làm Nga quan ngại, cuộc chiến Nga - Ukraine có thể xoay chuyển tình hình.
Nga đã phản ứng mạnh sau khi gói viện trợ mới cho Ukraine được thông qua tại Hạ viện Mỹ. Ảnh: TASS
Theo tờ Guardian, Ukraine đã phải vật lộn để đối phó với Nga, kể từ khi khoản viện trợ quân sự của Mỹ về cơ bản bị cạn kiệt vào cuối năm 2023, khiến tình trạng thiếu đạn pháo của Kiev ngày càng nghiêm trọng. Quân đội Ukraine đã buộc phải rời bỏ thành phố Avdiivka ở vùng Donbass vào tháng 2, và đang phải chịu áp lực lớn ở Chasiv Yar. Tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng đến mức một số xạ thủ Ukraine cho biết, họ phải chuyển sang bắn đạn khói để dọa quân đội Nga do không còn đạn.
Ngoài ra, Ukraine còn thiếu cả hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa. Trong khi đó, Nga đã tấn công mạnh mẽ vào các nhà máy điện của Ukraine, đánh sập 2 nhà máy ở khu vực Kharkiv vào tháng 3 và một nhà máy khác ở phía nam Kiev vào đầu tháng 4. Điện đang được phân bổ chỉ còn vài giờ mỗi ngày ở Kharkiv, thành phố có 1,3 triệu dân. Tình hình này, khiến nhiều người lo ngại hệ thống điện không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vào mùa thu và mùa đông tới.
Để giải quyết những khó khăn trên, Hạ viện Mỹ thông vừa qua khoản viện trợ bổ sung 61 tỉ USD cho Kiev vào ngày 20-4 có thể giúp Ukraine thay đổi tình hình chiến sự.
Trước đó, hôm 19-4, các quan chức Lầu Năm Góc cho biết họ đang chuẩn bị chuyến hàng đầu tiên để Nhà Trắng phê duyệt gửi tới Ukraine trong vòng vài ngày, sau khi Thượng viện phê chuẩn cuộc bỏ phiếu của Hạ viện và Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thành luật. Dự kiến, một cuộc bỏ phiếu của Thượng viện sẽ sớm diễn ra và chuyến hàng đầu tiên có thể tập trung vào pháo binh và phòng không sẽ được chuyển tới Kiev ngay sau đó. Trên thực tế, một số loại đạn dược đã được dự trữ ở châu Âu, và có thể được chuyển cho Ukraine chỉ trong 1-2 tuần.
Trong gói viện trợ gần 61 tỉ USD cho Kiev, 23 tỉ USD trong gói chi tiêu sẽ được dùng để lấp đầy kho dự trữ vũ khí của quân đội Mỹ, tạo điều kiện để nước này có thể chuyển giao thêm khí tài cho Ukraine. 14 tỉ USD sẽ được chi cho chương trình Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, trong đó Lầu Năm Góc sẽ mua vũ khí đời mới cho Kiev từ các nhà thầu quốc phòng trong nước. Hơn 11 tỉ USD dùng để tài trợ các hoạt động quân sự hiện tại của Mỹ ở khu vực, nâng cao năng lực của quân đội Ukraine và thúc đẩy hợp tác tình báo giữa Kiev và Washington. Khoảng 8 tỉ USD là hỗ trợ phi quân sự, như giúp chính phủ Ukraine trang trải các hoạt động cơ bản, gồm trả lương cho công chức viên chức và lương hưu. Tác động trực tiếp lớn nhất của gói viện trợ là giúp Ukraine “cầm cự và ổn định tình hình”, theo một trợ lý đảng Cộng hòa ở Thượng viện Mỹ.
Nhưng các chuyên gia cho rằng, dù nhận được thêm vũ khí, Ukraine vẫn sẽ phải mất một thời gian mới có thể tạo ra được sự khác biệt trong xung đột. Ông Ben Hodges, cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu, nhận định: “Có thể phải mất vài tuần nữa, chúng ta mới thấy được những tác động đáng kể trên tiền tuyến”.
Ông Matthew Savill tại tổ chức nghiên cứu quân sự Rusi cho biết: Ukraine khó có thể xoay chuyển thế trận trên tiền tuyến trong năm nay. “Điểm mấu chốt là nguồn tài trợ mới có lẽ chỉ có thể giúp ổn định vị thế của Ukraine trong năm 2024, và bắt đầu chuẩn bị cho các hoạt động vào năm 2025”.
Còn theo ông Hodges, năm 2024 có thể là “năm cạnh tranh công nghiệp”, khi cả Nga và Ukraine đều cố gắng tích lũy nguồn lực nhằm tung ra đòn quyết định vào năm 2025.
Ngoài Mỹ, nhiều nước châu Âu cũng đang tích cực tìm cách viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine. Điển hình, một sáng kiến do Séc dẫn đầu nhằm mua thêm đạn pháo từ các nước trung lập có lượng dự trữ dư thừa đã thu được ít nhất 300.000 đạn pháo cho Ukaine. Đợt giao hàng đầu tiên sẽ được thực hiện trước tháng 6 tới.
Trong khi đó, Đức cho biết sẽ tặng thêm một hệ thống phòng không Patriot cho Kiev, còn Hà Lan đề nghị mua Patriot từ các quốc gia không muốn trực tiếp cung cấp cho Ukraine.
Cho dù có được viện trợ nhiều hơn nữa thì Ukraine cũng khó thay đổi được cục diện giao tranh, bởi lẽ lực lượng quân đội trực tiếp chiến đấu của Kiev đã bị thiệt hại nặng nề trong thời gian qua.
HN tổng hợp
07:55 30/06/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.
05:37 27/06/2025
Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.
08:24 26/06/2025
Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.
05:52 25/06/2025
Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.
06:20 24/06/2025
Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.
07:02 22/06/2025
Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1) và gió mùa đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.
06:38 20/06/2025
Giao tranh giữa Israel và Iran leo thang khiến Nga đang đẩy mạnh tấn công nhằm vào Ukraine vì đã giảm bớt lo ngại Mỹ, phương Tây tiếp sức.
07:28 19/06/2025
Số nạn nhân tử vong trong trận lũ lụt kinh hoàng vào tuần trước ở Nam Phi vẫn liên tục tăng lên từng ngày trong khi thời tiết khắc nghiệt đã làm cho quốc gia này đối mặt với thảm họa kép.
09:09 18/06/2025
Việc “ăn miếng, trả miếng” bằng hành động liên tục không kích nhằm vào nhau gây ra thiệt hại nặng nề giữa Israel và Iran vẫn chưa có hồi kết, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.
06:46 17/06/2025
Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...