Thứ Tư, ngày 21/08/2019 | 17:06
Mỹ vừa thử tên lửa hành trình có tầm bắn bị cấm theo Hiệp ước INF làm nhiều người quan ngại cuộc đua vũ khí hạt nhân trên toàn cầu trở lại và ngày càng nguy hiểm.
Mỹ phóng thử tên lửa hành trình từ mặt đất tại bãi thử trên đảo San Nicolas. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, tên lửa rời khỏi bệ phóng ở đảo San Nicolas, một bãi thử của Hải quân Mỹ ngoài khơi Los Angeles, bang California và đi khoảng 500km trước khi trúng mục tiêu. Tuyên bố còn cho biết thêm: “Các dữ liệu thu thập được và những bài học từ vụ thử nghiệm này sẽ cung cấp thông tin cho Bộ Quốc phòng về khả năng phát triển tầm trung trong tương lai”.
Đáng quan ngại là Mỹ đã sử dụng Mk-41 để phóng tên lửa hành trình vi phạm Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã ký với Nga mà Washington vừa tuyên bố hủy bỏ chưa đầy một tháng. Thông thường, hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore của Mỹ ở châu Âu sử dụng hệ thống phóng Mk-41 để phóng tên lửa đánh chặn SM-3. Mỹ trước đây cũng cho rằng, Mk-41 không bị cấm theo INF vì nó chưa từng được thử nghiệm với tên lửa phóng từ mặt đất.
Hiện Mỹ cũng không đưa ra bất cứ tuyên bố nào về việc dự định triển khai chúng ở đâu. Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã ám chỉ khả năng triển khai các loại vũ khí mới này ở châu Á như một sự răn đe với Trung Quốc. Mặt khác, vụ thử nghiệm tên lửa tầm trung được cho là nhằm đáp trả việc Nga triển khai các loại tên lửa mới trong những năm gần đây, trong đó có Novator 9M729 được cho là vi phạm INF.
Từ tháng 5-2013, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Obama đã không thành công khi thuyết phục Nga từ bỏ chương trình tên lửa này. Đến thời chính quyền Tổng thống Trump, Mỹ quyết định hủy bỏ INF và đáp trả bằng một vụ thử tên lửa của chính mình.
Mới đây, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan D McCarthy cho biết, Washington đang tìm cách phát triển loại tên lửa siêu thanh trang bị đầu đạn hạt nhân bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh sau khi Mỹ rút khỏi INF với Nga.
Vụ thử tên lửa đạn đạo mới đây của Mỹ làm cho nhiều quốc gia quan ngại một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân trên toàn cầu sẽ quay lại. Khởi động cuộc đua này là Mỹ và Nga. Thực tế, viễn cảnh về một thế giới không kiểm soát chặt chẽ vũ khí hạt nhân đã được hiện thực hóa trong những tuần gần đây với vụ nổ ở Nga hôm 8-8 khiến 7 người thiệt mạng được cho là do thất bại khi phóng thử tên lửa hành trình năng lực hạt nhân mới - một trong số rất nhiều vũ khí tiên tiến mà Nga, Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh nhau trong cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Nga Putin cho rằng, tầm bắn của vũ khí mới không giới hạn và khả năng linh hoạt có thể khiến tên lửa này trở thành “bất khả chiến bại”. Ông Putin khẳng định, việc Nga tăng cường sức mạnh quân sự bằng kho hạt nhân là nhằm đối phó với các động thái của Mỹ về hiện đại hóa và mở rộng kho hạt nhân của Washington.
Còn chính quyền Mỹ trước đây đã xây dựng kế hoạch 1.200 tỉ USD nhằm duy trì và thay thế bộ 3 Không quân, Hải quân và Lục quân Mỹ dựa trên vũ khí hạt nhân. Báo cáo hạt nhân của Mỹ công bố năm ngoái đã đề xuất bổ sung thêm 500 tỉ USD, trong đó có 17 tỉ USD cho các vũ khí hạt nhân chiến thuật cỡ nhỏ có thể được sử dụng trên các chiến trường thông thường.
Trong một động thái liên quan, Nga và Trung Quốc đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) họp khẩn về vụ thử tên lửa mà Mỹ thực hiện. Phó Đại diện thường trực Nga tại LHQ Dmitry Polyanskiy cho biết cuộc họp này dự kiến diễn ra ngày 22-8.
Giới phân tích kỳ vọng sẽ có giải pháp khả thi của Hội đồng Bảo an LHQ để ngăn chặn kịp thời cuộc đua vũ khí hạt nhân trước khi quá muộn.
HN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
17:25 25/11/2024
(HG) - Hội LHPN thành phố Ngã Bảy vừa ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”, tại khu vực Xẻo Vông B, phường Hiệp Lợi, với 22 thành viên tham gia.
14:20 25/11/2024
(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.
14:08 25/11/2024
Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.
14:04 25/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.