Mỹ - Nga gia tăng căng thẳng

Thứ Hai, ngày 10/04/2017 | 08:05

Sau khi Mỹ tấn công Syria bằng hàng loạt tên lửa hành trình Tomahawk vào rạng sáng 7-4 đã khiến quan hệ Mỹ - Nga hết sức căng thẳng.

Tàu khu trục USS Porter của Mỹ phóng tên lửa Tomahawk về phía sân bay Syria. Ảnh: REUTERS

Biểu hiện mới nhất là Nga đã ngừng đường dây nóng với Lầu Năm Góc tại Syria. Trước đó, Nga đã đình chỉ Thỏa thuận an toàn trên không với Mỹ tại Syria. Nga đồng thời khẳng định, hành động quân sự của Mỹ ở Syria là ý đồ chuyển hướng sự chú ý của dư luận quốc tế khỏi tình hình căng thẳng tại Iraq, nơi các hoạt động quân sự của liên quân do Mỹ đứng đầu đã khiến hàng trăm dân thường thiệt mạng. RT hôm 7-4 dẫn lời Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, Tổng thống Putin gọi hành động của Mỹ tại Syria sáng cùng ngày là vi phạm luật pháp quốc tế dựa trên một cái cớ “tự nghĩ ra”.

Ông Peskov cũng nhấn mạnh rằng “quân đội Syria không có vũ khí hóa học” và điều này đã được “Quan sát và xác nhận bởi Tổ chức cấm vũ khí hóa học, một đơn vị đặc biệt của Liên Hiệp Quốc (LHQ)”.

Trước đó, hai tàu khu trục của Mỹ ở phía Đông Địa Trung Hải đã phóng 59 tên lửa hành trình Tomahawk nhắm vào căn cứ không quân Shayrat của quân đội Syria ở tỉnh Homs. Phía Mỹ gọi đây là hành động đáp trả vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học hôm 4-4 tại tỉnh Idlib mà Mỹ cáo buộc quân đội Chính phủ Syria đã thực hiện. Cũng nhân vụ tấn công với lý do vũ khí hóa học ở Syria, Tổng thống Trump đã công khai chỉ trích người tiền nhiệm Obama về cái gọi là “lằn ranh đỏ”, và Mỹ sẵn sàng hành động độc lập mà không cần chờ đợi những quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Mặc dù vẫn nhận được sự ủng hộ từ một số nghị sĩ thuộc cả hai phe Cộng hòa và Dân chủ Mỹ ngay sau khi Lầu Năm Góc tiến hành cuộc không kích nhằm vào một căn cứ quân sự tại Syria với lời giải thích là để “đáp trả” một vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học ở Idlib, làm hơn 80 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương, song cả những người ủng hộ và chỉ trích Tổng thống Donald Trump đều cho rằng ông chủ Nhà Trắng cần phải được Quốc hội lưỡng viện đồng thuận nếu Mỹ leo thang quân sự tại quốc gia Trung Đông này.

Hành động quân sự của Mỹ được đánh giá là quá nhanh và đầy quyết liệt. Nó được đưa ra chỉ ít giờ sau khi Hội đồng Bảo an LHQ đã không thể thống nhất ai là kẻ chủ mưu trong cuộc tấn công hóa học cách đây ít ngày tại Syria. Cuộc tấn công bất ngờ này của Mỹ đã thu hút sự ủng hộ từ các nước đồng minh nhưng bị Nga, Iran và chính quyền Syria chỉ trích kịch liệt. Cho tới nay, dư luận Trung Đông, những người ủng hộ hay không ủng hộ Mỹ đều cảm thấy hoài nghi về những kết quả tích cực mà các cuộc không kích của Mỹ có thể mang lại.

Thứ nhất, nếu so với quyết định trước đây của Tổng thống Obama lựa chọn giải pháp quân sự tại Syria, tình thế giờ đây đã rất khác. Rất nhiều nhóm đã nổi lên trong những năm qua, từ IS cho tới các chi nhánh của al-Qeada và dư luận cho rằng các cuộc không kích chỉ tạo ra thêm sự hỗn loạn tại Syria khiến cuộc chiến chống khủng bố tại Syria sẽ càng khó khăn hơn.

Thứ hai, các cuộc không kích tại Syria của Mỹ, dù muốn hay không sẽ đẩy Mỹ vào thế đối đầu với Nga vốn đang can dự khá tích cực vào chiến trường này, điều mà bản thân Tổng thống Trump và nội các của ông không hề muốn trong lúc này. Ngoài ra, việc gia tăng các cuộc không kích của Mỹ vào Syria sẽ làm gia tăng các nguy cơ về an ninh đối với cơ sở hạ tầng của Mỹ trong khu vực. Và đây là điều không chỉ Mỹ mà có lẽ không nước nào trong khu vực mong muốn. Vì thế, chưa thể biết được liệu các chiến dịch không kích của Mỹ sẽ kéo dài trong bao lâu và được thực hiện ở mức độ nào trong thời gian tới.

Còn rất nhiều câu hỏi đặt ra sau hành động quân sự của Mỹ nhằm vào Syria. Liệu các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình này chỉ là một hành động răn đe nhằm vào Tổng thống Basar al-Assad hay đây là màn khởi đầu của một chiến dịch quân sự lớn hơn? Nếu chính quyền Trump quyết định can dự sâu hơn vào tình hình rối ren ở Syria bằng một cuộc tấn công quân sự, họ sẽ phải đối mặt với nhiều rắc rối hơn, mà mối quan hệ với Nga là ví dụ. Giới bình luận cho rằng chính quyền của ông Donald Trump có thể dễ dàng bắt đầu một hành động quân sự nhưng kết thúc như thế nào sẽ là câu chuyện hoàn toàn khác.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

COP29 khép lại trong tranh cãi

08:42 26/11/2024

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin 27-11: Chính thức nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục

05:47 27/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Cà Mau Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích của nhóm tin tặc APT Earth Estries; Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu 7 người; Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin rõ về dự kiến khống chế tỷ lệ xét tuyển sớm 20%; Đội tuyển Thái Lan vắng mặt nhiều 'ngôi sao' tại ASEAN Cup 2024.

Góp sức xây dựng Đảng của những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở

17:58 26/11/2024

Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.

Bài 4: Chuyển mình từ cao tốc

17:54 26/11/2024

Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ đột phá

17:53 26/11/2024

Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.