Thứ Tư, ngày 14/04/2021 | 06:41
Philippines và Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài trong hai tuần trên Biển Đông, nhằm đáp trả hoạt động bất thường của Trung Quốc tại đây.
Philippines và Mỹ tập trận quân sự chung thường niên. Ảnh minh họa: MILITARY TIMES
Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines, Trung tướng Cirilito Sobejana cho biết có khoảng 1.000 binh sĩ nước này cùng 700 lính Mỹ tham gia cuộc tập trận “Balikatan” (Vai kề Vai) 2021. Số lượng binh sĩ tham gia tập trận năm nay chỉ bằng 1/4 số lượng binh sĩ tham gia các đợt diễn tập các năm trước. Sự kiện huấn luyện thường niên giữa quân đội 2 nước này dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng hai tuần. Nội dung tập trận xoay quanh kết hợp các hoạt động trên máy tính và trên thực địa. Tuy nhiên, số lượng bài tập trên thực địa năm nay sẽ giảm rất nhiều so với mọi năm. Theo tướng Sobejana, tập trận nhằm mục đích kiểm tra khả năng sẵn sàng của quân đội hai nước trong ứng phó với các mối đe dọa như thiên tai hay khủng bố.
Balikatan được tổ chức ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có cuộc điện đàm với người đồng cấp Philippines Delfin Lorenzana. Theo thông cáo của Lầu Năm Góc, tại cuộc điện đàm, hai bên đã thảo luận về tình hình Biển Đông, nhất là việc mới đây hơn 200 tàu Trung Quốc kết bè quanh đá Ba Đầu (Whitsun Reef) thuộc cụm đảo Sinh Tồn trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ông Austin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) được Mỹ và Philippines ký kết năm 1998.
Thời gian gần đây, Manila và Bắc Kinh liên tục có những bất đồng liên quan đến chủ quyền biển đảo, đặc biệt vụ việc hàng trăm tàu Trung Quốc neo đậu ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông. Sự xuất hiện của nhiều tàu cá Trung Quốc tại vùng biển Manila tuyên bố chủ quyền là tình thế “tiến thoái lưỡng nan” mới nhất mà Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte phải đối diện trong quan hệ với Trung Quốc. Nếu chỉ trích Trung Quốc sẽ hợp với dư luận Philippines, khi phần đông người dân coi hành vi này của Bắc Kinh là bước xâm phạm chủ quyền. Nhưng làm như vậy sẽ khiến ông Duterte mất đi sự ủng hộ trang thiết bị y tế, vắc-xin ngừa Covid-19 cần thiết từ phía Bắc Kinh để giúp Philippines thoát khỏi đại dịch.
Theo chuyên gia Collin Koh thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng (IDSS) có trụ sở ở Singapore, ông Duterte lâm vào tình cảnh cần phải đưa ra phản ứng mạnh mẽ nhất nhưng trong phạm vi không được làm chấn động các nền tảng quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh.
Tuy nhiên, vị tổng thống ưa lối phát biểu mạnh bạo này cho đến nay vẫn tránh bình luận trực tiếp về đối đầu giữa hai nước liên quan đến vụ việc tranh chấp chủ quyền biển đảo. Thái độ “hòa hoãn” của ông Duterte không phải điều quá bất ngờ nếu xét đến chính sách “thích ứng với Trung Quốc” mà Tổng thống Philippines theo đuổi kể từ khi lên nắm quyền.
Trong một động thái liên quan, Hải quân Mỹ công bố một bức ảnh chụp tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Mustin đang che khuất tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trên biển được cho là nhằm gửi thông điệp phản đối mạnh mẽ đến Bắc Kinh. Hiện cả hai nước đều đang triển khai các nhóm tác chiến tàu sân bay đến Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trong đó, dẫn đầu lực lượng Mỹ là hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt trong khi phía Trung Quốc là Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của đại lục. Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh bao gồm cả Nam Xương, một trong những tàu khu trục loại 55 tân tiến nhất của Trung Quốc, 2 tàu khu trục khác, một tàu hộ vệ và một tàu hậu cần.
Mặc dù cả hai phía chỉ là thị uy lực lượng hù dọa nhau nhưng nếu căng thẳng gia tăng sẽ dễ dẫn đến chiến tranh ngoài mong muốn.
Giới quan sát cho rằng, cuộc tập trận giữa Philippines và Mỹ đang diễn ra trên Biển Đông như ngầm khẳng định “Washington và Manila đang sát cánh cùng nhau” chống lại Bắc Kinh.
HN tổng hợp
08:36 22/04/2025
Tính đến cuối tuần qua, Mỹ ghi nhận 800 ca mắc sởi trên toàn quốc và thêm 2 bang đã xác định các đợt bùng phát sởi.
06:10 21/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”.
07:05 18/04/2025
Việc Israel tái phong tỏa Gaza đã chặn đứng mọi nguồn viện trợ nhân đạo, khiến cuộc khủng hoảng tại đây ngày càng tồi tệ.
06:14 17/04/2025
Nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine vào lễ Phục sinh (ngày 20-4) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó thành hiện thực vì nhiều lý do.
07:51 16/04/2025
Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.
18:53 14/04/2025
Chính quyền một số nước tại châu Âu đã tiêu hủy hàng ngàn con gia súc, đóng cửa biên giới trên diện rộng nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát.
05:52 14/04/2025
Đêm 12-4, cả Mỹ, Iran và nước chủ nhà Oman đều đưa ra những đánh giá tích cực về vòng đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Iran tại Oman xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
19:33 10/04/2025
Mỹ và Iran bất ngờ xác nhận sẽ quay lại đàm phán hạt nhân sau thời gian “khẩu chiến” không khoan nhượng khiến giới quan sát nghi ngờ.
05:44 10/04/2025
Sau hơn 20 ngày mở lại chiến dịch tấn công quy mô lớn, quân đội Israel hiện đã kiểm soát hơn 50% Dải Gaza. Động thái này đã gây dư luận trái chiều.
18:22 08/04/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hơn 180 nền kinh tế đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại mới khiến nhiều nước phản đối.
15:05 22/04/2025
Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết đang triển khai chương trình ưu đãi nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ thoại và dữ liệu di động cho người dùng.
09:57 22/04/2025
(HG) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành A vừa giải ngân cho 52 hộ vay vốn ở thị trấn Một Ngàn, với số tiền trên 1,7 tỉ đồng.
09:55 22/04/2025
Thiếu vắng các tay vợt chủ lực đã tạo ra khoảng trống lực lượng và áp lực duy trì vị thế trên đấu trường quốc tế của quần vợt Việt Nam.
09:55 22/04/2025
(HG) - Ngày 21-4, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2025.