Thứ Ba, ngày 19/12/2017 | 07:40
Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hiệp Quốc đang cân nhắc về nghị quyết bác bỏ bất kỳ quyết định đơn phương nào về tình trạng của Jerusalem sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo công nhận thành phố này là thủ đô của Israel.
Lãnh đạo các quốc gia Hồi giáo tại Hội nghị Thượng đỉnh OIC ngày 13-12, đã phản đối quyết định của Mỹ. Ảnh: Capital FM
Dự thảo nghị quyết do Ai Cập soạn thảo nhận được sự ủng hộ rộng rãi trong hội đồng gồm 15 thành viên. HĐBA có thể tiến hành bỏ phiếu trong tuần này, nghị quyết cần 9 phiếu ủng hộ cũng như không có phiếu phủ quyết nào từ 5 thành viên thường trực nếu muốn được thông qua.
Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu về một nghị quyết liên quan đến vấn đề này được cho là chỉ mang tính tượng trưng, vì sẽ vấp phải lá phiếu phủ quyết của Mỹ - 1 trong 5 nước thường trực của HĐBA LHQ.
Tuyên bố của Mỹ về quy chế của Jerusalem cách đây hơn tuần đã vấp phải sự chỉ trích của các nước Hồi giáo và Arab, gây ra các vụ đụng độ tại khu vực lãnh thổ chiếm đóng giữa lực lượng Palestine và Israel. Không chỉ có Palestine phản ứng dữ dội với quyết định của ông Trump mà nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cũng có hành động tương tự.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence dự kiến đến thăm khu vực trong tuần này nhằm cải thiện mối quan hệ với các nước Arab sau quyết định của Mỹ. Chuyến thăm 3 ngày với điểm dừng là Ai Cập và Israel cũng nhằm thông báo Mỹ sẽ bắt đầu tiến trình chuyển Đại sứ quán từ Tel Aviv về Jerusalem. Mặc dù đây là chuyến thăm cấp cao nhất của quan chức Mỹ tới khu vực sau khi Mỹ đảo ngược chính sách về Jerusalem nhưng dường như ông Pence không được chào đón.
Theo phóng viên CNN Fareed Zakaria, “nước cờ” Jerusalem của ông Trump là rất khó hiểu và khá mạo hiểm: “Có nhiều cách để giải quyết vấn đề Jerusalem, một trong số này chính là việc dành một phần đất ở phía Đông thánh địa này cho người Palestine để họ sử dụng làm thủ đô trong tương lai. Tuy nhiên, ông Trump đã không làm như vậy. Quyết định của ông Trump không có nhiều ý nghĩa trên thực địa trong khi lại gây ra phản ứng không đáng có từ hàng triệu người Palestine, hàng trăm triệu người Arab và cộng đồng quốc tế. Một khi cả Trung Quốc, các đồng minh châu Âu, Giáo hoàng, Quốc vương Saudi Arabia và Jordan đều cũng lên tiếng phản đối quyết định của ông Trump, hẳn nhiên chính sách của ông Trump về Jerusalem phải có vấn đề”.
Jerusalem là thánh địa đối với người Do Thái, người Hồi giáo và Cơ Đốc giáo. Trạng thái của Jerusalem là một trong những vật cản lớn nhất đối với tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine. Israel chiếm Đông Jerusalem năm 1967, coi toàn bộ Jerusalem là thủ đô không bị chia cắt. Phía Palestine cho rằng Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước tương lai. Hồi tháng 12-2016, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua một nghị quyết “nhấn mạnh sẽ không công nhận bất kỳ thay đổi nào đối với giới tuyến ngày 4-6-1967, bao gồm ở Jerusalem, trừ khi chúng được nhất trí thông qua đàm phán”. Nghị quyết này khi đó nhận được 14 phiếu ủng hộ và một phiếu trống, do Mỹ vắng mặt.
Câu hỏi đặt ra là tại sao Tổng thống Trump lại mạo hiểm với bước đi có thể kéo theo những hệ lụy khôn lường. Nhiều nhà quan sát cho rằng, một trong những mục đích của ông Trump là đánh lạc hướng dư luận đang tập trung chỉ trích ông và đội ngũ cố vấn thân cận vì có liên quan tới cáo buộc về sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống hồi cuối năm 2016.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào bối cảnh nội bộ nước Mỹ hiện nay, người ta sẽ cảm thấy không quá khó hiểu. Hình ảnh và các cam kết của người đứng đầu Nhà Trắng phụ thuộc vào việc ông có đủ can đảm làm những gì mà các tổng thống khác không dám làm, và ông sẵn sàng đưa ra quyết định bất ngờ về những điều vốn bị xem là “cấm kỵ”.
Cũng có những ý kiến cho rằng, rất có thể Tổng thống Donald Trump đơn giản chỉ cho rằng ông đang làm những điều đúng đắn. Thực tế luật pháp Mỹ đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và cả hai chính đảng lớn của Mỹ đều nhất trí việc chuyển Đại sứ quán từ Tel Aviv về thành phố này, dù đây chủ yếu được xem là một phần trong thỏa thuận cuối cùng giữa Palestine và Israel chứ không phải một hành động mang tính đơn phương.
LONG TẤN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.