Thứ Tư, ngày 05/05/2021 | 08:30
Sự xuất hiện của lực lượng đối lập với liên tiếp các cuộc tấn công nhằm vào căn cứ quân sự đã phát đi tín hiệu xung đột ở Myanmar sẽ càng phức tạp và tàn khốc hơn.
Lực lượng phiến quân KNU (Quân đội Dân tộc Karen) tại căn cứ của họ ở vùng biên giới Myanmar - Thái Lan. Ảnh: KNU
Quân đội độc lập Kachin (KIA) cho biết, lực lượng này đã bắn rơi một trực thăng của quân đội Myanmar vào sáng 3-5. Giao tranh giữa KIA và quân đội Myanmar bùng phát từ hôm 11-4, khi quân đội chính quyền Myanmar cho máy bay không kích nhiều căn cứ của KIA. Các cuộc tấn công do Tatmadaw (quân đội chính quy Myanmar) tiến hành bao gồm các cuộc không kích vào các mục tiêu phiến quân, trong đó có cả các khu dân cư, khiến hơn 25.000 dân thường ở bang Kayin và ít nhất 5.000 người ở bang Kachin phải thay đổi chỗ ở. Trước đó đã có hàng chục ngàn người phải rời bỏ nhà cửa do chiến sự ở khu vực này.
Trước đó, tại bang Chin, Lực lượng Phòng vệ Chinland cũng đã tấn công vào quân đội Myanmar giết chết 15 lính của chính quyền quân sự trong vùng của họ. Cùng thời gian này, nhiều vụ tấn công bằng bom và chai cháy nhằm vào các đồn cảnh sát ở Yangon, Mandalay và Monywa.
Như vậy, cùng lúc Tatmadaw phải đương đầu với các đội quân dân tộc thiểu số đã trưởng thành trong trận mạc. Ở cực Bắc Myanmar, có trên 50 cuộc đụng độ kể từ khi phiến quân Kachin tấn công và chiếm được một chốt tiền tiêu của Tatmadaw ở khu vực núi chiến lược Alawbum gần biên giới với Trung Quốc.
Các cuộc tấn công mới nhằm vào các căn cứ quân sự của Myanmar cho thấy khả năng xung đột vũ trang tại nước này phát triển từ vùng biên giới tới các trung tâm đô thị, trở thành nội chiến phức tạp quy mô lớn. Mặc dù chưa có một nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm về vài cuộc tấn công gần như đồng thời nhằm vào các mục tiêu quân sự ở miền Trung Myanmar thời gian qua, bao gồm các căn cứ không quân được quân đội nước này sử dụng gần đây để tấn công các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Myanmar. Tuy nhiên, giới phân tích an ninh cho rằng các cuộc tấn công ngầm này là tác phẩm của một liên minh giữa các nhóm phiến quân dân tộc thiểu số và các phần tử bất đồng chính kiến “thân dân chủ” ở vùng đô thị của Myanmar.
Theo các nhà phân tích này, phiến quân dân tộc thiểu số cung cấp thuốc nổ, còn những người bất đồng chính kiến ở đô thị Myanmar cung cấp thông tin về tình hình vùng lõi của Myanmar.
Cùng thời gian này, người dân Myanmar vẫn tiếp tục xuống phố để bày tỏ sự phẫn nộ với cuộc đảo chính do các tướng lĩnh Quân đội Myanmar lật đổ chính phủ dân bầu, bất chấp việc quân đội và cảnh sát mạnh tay đàn áp. Chính sự phản kháng quyết liệt của người dân ở Myanmar đã cho thấy cuộc đảo chính quân sự ở quốc gia Đông Nam Á này là kém thành công nhất trong lịch sử châu Á hiện đại. Tình huống hiện nay bất lợi cho tướng Min Aung Hlaing, người vẫn đang nắm toàn quyền tại Myanmar dựa vào sức mạnh của quân đội. Hiện ông đang vấp phải làn sóng phản đối, chỉ trích ngày càng gia tăng cả trong và nước ngoài, khiến Myanmar rơi vào cảnh chia rẽ sâu sắc.
Trước tình trạng trên, Liên Hiệp Quốc (LHQ), một số quốc gia liên quan đã gặp các quan chức cấp cao các nước Đông Nam Á để tìm kiếm một lộ trình giúp chấm dứt bất ổn tại Myanmar sau cuộc đảo chính hôm 1-2 vừa qua. Theo đó, giải pháp được các tổ chức và nhiều quốc gia quan tâm là thúc đẩy đối thoại để tìm tiếng nói chung giữa các phe đối lập tại Myanmar nhằm lập lại hòa bình ở quốc gia này. Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khẳng định, 55 triệu người dân Myanmar đều là thành viên của đại gia đình ASEAN và ASEAN luôn sẵn sàng giúp đỡ Myanmar một cách xây dựng, hòa bình thông qua các cơ chế liên quan. Tuy nhiên, các giải pháp này vẫn chưa mang lại kết quả khả quan.
Hiện chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng khủng hoảng chính trị ở Myanmar đã khiến hơn 3,4 triệu người dân đang gặp khó, nhất là khan hiếm lương thực cần cứu trợ. Từ đó, LHQ đã phải kêu gọi cộng đồng quốc tế quyên góp thêm 106 triệu USD để cứu đói cho người dân Myanmar. Tuy nhiên, nếu tình trạng bất ổn tiếp tục diễn ra thì Myanmar sẽ rơi vào cảnh khốn khó hơn nữa khi cùng lúc phải đối phó nạn nghèo đói và đại dịch Covid-19 đang hoành hành.
HN tổng hợp
08:36 22/04/2025
Tính đến cuối tuần qua, Mỹ ghi nhận 800 ca mắc sởi trên toàn quốc và thêm 2 bang đã xác định các đợt bùng phát sởi.
06:10 21/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”.
07:05 18/04/2025
Việc Israel tái phong tỏa Gaza đã chặn đứng mọi nguồn viện trợ nhân đạo, khiến cuộc khủng hoảng tại đây ngày càng tồi tệ.
06:14 17/04/2025
Nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine vào lễ Phục sinh (ngày 20-4) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó thành hiện thực vì nhiều lý do.
07:51 16/04/2025
Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.
18:53 14/04/2025
Chính quyền một số nước tại châu Âu đã tiêu hủy hàng ngàn con gia súc, đóng cửa biên giới trên diện rộng nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát.
05:52 14/04/2025
Đêm 12-4, cả Mỹ, Iran và nước chủ nhà Oman đều đưa ra những đánh giá tích cực về vòng đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Iran tại Oman xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
19:33 10/04/2025
Mỹ và Iran bất ngờ xác nhận sẽ quay lại đàm phán hạt nhân sau thời gian “khẩu chiến” không khoan nhượng khiến giới quan sát nghi ngờ.
05:44 10/04/2025
Sau hơn 20 ngày mở lại chiến dịch tấn công quy mô lớn, quân đội Israel hiện đã kiểm soát hơn 50% Dải Gaza. Động thái này đã gây dư luận trái chiều.
18:22 08/04/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hơn 180 nền kinh tế đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại mới khiến nhiều nước phản đối.
15:05 22/04/2025
Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết đang triển khai chương trình ưu đãi nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ thoại và dữ liệu di động cho người dùng.
09:57 22/04/2025
(HG) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành A vừa giải ngân cho 52 hộ vay vốn ở thị trấn Một Ngàn, với số tiền trên 1,7 tỉ đồng.
09:55 22/04/2025
Thiếu vắng các tay vợt chủ lực đã tạo ra khoảng trống lực lượng và áp lực duy trì vị thế trên đấu trường quốc tế của quần vợt Việt Nam.
09:55 22/04/2025
(HG) - Ngày 21-4, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2025.