Nagorno-Karabakh có thật sự hòa bình ?

Thứ Tư, ngày 20/01/2021 | 06:04

Mặc dù thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết giữa Azerbaijan và Armenia do Nga làm trung gian hòa giải, nhưng liệu Nagorno-Karabakh có thật sự hòa bình ?

Tổng thống Azerbaijan Aliyev thực hiện động tác tượng trưng về khởi công xây dựng sân bay quốc tế Fuzuli trước sự quan sát của vợ con ông. Ảnh: ANADOLU

Mới đây, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã cho phép và làm nghi lễ động thổ xây sân bay Fuzuli và xa lộ Fuzuli-Shusha cho vùng Karabakh. Đây là vùng đất mà Azerbaijan vừa tái chiếm từ tay người Armenia trong cuộc chiến Nagorno-Karabakh 2020. Cả Fuzuli và Shusha trước đây đều nằm dưới sự kiểm soát của Armenia/ “Cộng hòa Artsakh” tự xưng (không được quốc tế công nhận) trong khoảng 3 thập kỷ.

Theo đó, sân bay Fuzuli dự kiến sẽ có một đường băng dài 2,8km và được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Tổng thống Azerbaijan Aliyev cho biết, đường băng của cảng hàng không quốc tế này sẽ được đưa vào sử dụng ngay trong năm 2021 và mục đích của phi cảng này là hỗ trợ du khách nước ngoài tới thăm thành phố chiến lược Shusha nằm gần sân bay.

Gần 3 thập kỷ qua, xung đột vũ trang giữa Armenia và Azerbaijan nhằm tranh giành lãnh thổ tại Nagorno-Karabakh liên tục diễn ra. Những năm đầu, lợi thế của cuộc chiến này nghiêng về phía Armenia nhưng càng về sau cán cân lực lượng đã đổi chiều với lợi thế thuộc về Azerbaijan. Gần đây, xung đột Nagorno-Karabakh lần 2 nổ ra vào ngày 27-9-2020 và kéo dài trong 44 ngày phần thắng đã thuộc về Azerbaijan.

Tuy nhiên, cho dù ai là người chiến thắng cuộc chiến cũng gây ra nhiều thương vong và cơ sở hạ tầng bị tàn phá nghiêm trọng. Cuối cùng, hậu quả nặng nề lại đổ lên đầu người dân vô tội.

Trước thực trạng trên, gần đây Tổng thống Nga V.Putin đã trực tiếp làm trung gian hòa giải để Azerbaijan và Armenia ký thỏa thuận ngừng bắn tiến đến hòa bình cho vùng đất này. Thỏa thuận đình chiến 3 bên, được ký kết vào tháng 11-2020, công nhận quyền kiểm soát của Azerbaijan đối với những khu vực mà họ tái chiếm được bằng vũ lực và yêu cầu phía Armenia trao trả nốt cho phía Azerbaijan những vùng họ còn kiểm soát cận kề vùng lõi Nagorno-Karabakh.

Mới đây, ông Putin lại có cuộc hội đàm với các bên liên quan để giải quyết các vấn đề hậu xung đột ở Nagorno-Karabakh. Theo kết quả đàm phán, 3 nhà lãnh đạo đã ký tuyên bố chung với các giải pháp về khôi phục phát triển kinh tế, thương mại, hạ tầng giao thông, mở ra triển vọng về hòa bình lâu dài cho khu vực này.

Tại cuộc gặp, cả ba nhà lãnh đạo đều nhất trí: giải pháp lâu dài không chỉ có thể mang lại hòa bình cho vùng đất này mà còn đưa các nước xích lại gần nhau hơn với một quá khứ lịch sử chung. Các nhà lãnh đạo cũng nhận thấy rằng, một cuộc gặp chưa thể giải quyết mọi vấn đề, do đó sẽ có các cuộc gặp tiếp theo.

Phát biểu sau khi kết thúc hội đàm, Tổng thống Nga V.Putin cho rằng cuộc gặp là vô cùng quan trọng và hữu ích, vì các bên đã có thể đi đến thỏa thuận và ký một tuyên bố chung về sự phát triển của tình hình trong khu vực, có nghĩa là các bước cụ thể để xây dựng quan hệ kinh tế và phát triển các dự án cơ sở hạ tầng.

Theo kế hoạch, nhóm công tác của các phó thủ tướng của ba nước sẽ triệu tập một cuộc họp vào cuối tháng 1, để xây dựng một kế hoạch về các hành động thiết thực chung sẽ được công bố.

Về phần mình, Tổng thống Azerbaijzan Ilham Aliev cũng đã bày tỏ cảm ơn đối với Tổng thống Nga V.Putin, vì sự tham gia của cá nhân ông trong việc ngăn chặn các hành động thù địch ở Nagorno-Karabakh. Nhà lãnh đạo Azerbaijzan tin rằng, Tổng thống V.Putin với tư cách là nhà lãnh đạo của Nga, nước láng giềng của cả Armenia và Azerbaijan, sẽ góp phần thúc đẩy hòa bình cho vùng đất tranh chấp này.

Tuy nhiên, giới quan sát lại lo ngại liệu Armenia có chấp nhận trao quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh vô điều kiện khi vùng đất này thuộc chủ quyền của họ hơn 3 thập kỷ qua?

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nga - Ukraine có hòa đàm ngừng bắn ?

05:48 14/05/2025

Dư luận quốc tế rất quan tâm liệu thông điệp Nga - Ukraine đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian sẽ trở thành hiện thực hay chỉ là lời nói suông.

Thủ đô Indonesia lại ô nhiễm không khí nghiêm trọng

08:11 13/05/2025

Chất lượng không khí trong ngày 11-5 tại thủ đô Jakarta (Indonesia) ghi nhận ở mức đáng báo động, xếp thứ tư trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.

Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn

07:23 12/05/2025

Ấn Độ và Pakistan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ vài giờ sau khi hai bên đạt được thỏa thuận dừng các hoạt động quân sự.

Nguy cơ giao tranh giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang

08:06 09/05/2025

Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.

Mỹ mạnh tay trục xuất người nhập cư: Hệ lụy khó lường

18:47 07/05/2025

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.

Mỹ - Iran lại “khẩu chiến”

08:39 07/05/2025

Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.

Ấn Độ - Pakistan căng thẳng gia tăng

07:03 06/05/2025

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.

Trung Quốc gửi thông điệp đến Mỹ

08:19 05/05/2025

Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.

Khủng hoảng nhân đạo tại Gaza

05:54 29/04/2025

Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.

Gia tăng căng thẳng Ấn Độ và Pakistan

08:02 28/04/2025

Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lịch sử, toàn diện, kiến tạo sâu sắc

16:07 14/05/2025

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lần đầu tiên sau gần 80 năm, trên cơ sở chủ trương lớn của Đảng, Quốc hội sẽ quyết định chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp - một cuộc cải cách mang tính lịch sử.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phân cấp quản lý để vận hành bộ máy

16:06 14/05/2025

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, giao nhiệm vụ cụ thể đến từng cấp, từng vị trí, đảm bảo bộ máy vận hành thông suốt và hiệu quả.

Thủ tướng chỉ đạo lập tổ công tác đặc biệt, tấn công truy quét hàng giả

16:03 14/05/2025

Thủ tướng yêu cầu trước hết mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất.

Năng lượng mặt trời - Giải pháp đầu tư thông minh, chủ động tương lai xanh

07:51 14/05/2025

Trong bối cảnh giá điện biến động và nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao, việc đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời (NLMT) không còn là xu hướng, mà đã trở thành giải pháp tất yếu giúp người dân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí - chủ động nguồn điện - bảo vệ môi trường.