Thứ Năm, ngày 28/01/2016 | 07:43
Sau lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ, Iran được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao về tiềm lực kinh tế. Bởi lẽ, cùng với nguồn tài nguyên phong phú, Tehran còn là một trong những quốc gia có điều kiện nhất ở Trung Đông để các nước phương Tây nắm bắt cơ hội làm ăn với nền kinh tế mới mở cửa này.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cùng người đồng cấp Italia - Tổng thống Sergio Mattarella thăm Dinh Tổng thống Italia. Ảnh: REUTERS
Thực tế, Iran có những điều kiện khá tốt như: địa thế chiến lược, lực lượng lao động dồi dào, nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ. Đặc biệt, Iran là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về trữ lượng dầu mỏ và thứ hai thế giới về trữ lượng khí đốt tự nhiên. Đây cũng là những lợi thế giúp nền kinh tế mới mở cửa này trỗi dậy trong năm 2016. Điều này đã được chứng minh khi mới đây trong chuyến thăm 2 nước châu Âu là Italia và Pháp của Tổng thống Iran Hasan Rowhani, Iran đã ký hàng loạt thỏa thuận kinh tế. Theo đó, chỉ tính riêng các hợp đồng kinh tế với Italia trị giá 17 tỉ euro, bao gồm hợp tác trên các lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng, sắt thép, đóng tàu… Trong số này có một thỏa thuận giữa tập đoàn dịch vụ dầu khí Italia Saipem cung cấp đường ống dẫn dài 2.000km, trị giá từ 4 đến 5 tỉ USD. Những con số đó thực sự trở thành một sự kiện đáng nhớ không chỉ trong lịch sử Iran, mà còn với các nước châu Âu. Lần đầu tiên trong hơn 10 năm có một nhà lãnh đạo từ thế giới Hồi giáo đến thăm một thủ đô châu Âu để ký những hợp đồng kinh tế trị giá nhiều tỉ USD. Thủ tướng Italia Renzi cho rằng: “Đây chỉ là sự khởi đầu của một chặng đường dài. Còn nhiều lĩnh vực mà hai nước sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa”. Italia vốn có quan hệ kinh tế khá mật thiết với Iran trước khi có các lệnh trừng phạt vì chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran. Vì thế, có lẽ đây cũng là đối tác ưu tiên của Iran khi hội nhập trở lại với thị trường quốc tế.
Giới quan sát cho rằng, Tehran đang trở thành “ngưỡng cửa vàng” đối với nhiều quốc gia không chỉ châu Âu mà trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp của các nền kinh tế phát triển như Đức, Thụy Sĩ, Anh, Tây Ban Nha, Pháp và các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc đã có những chuyển động tích cực mang tính “dọn đường” để hợp tác đầu tư vào Tehran. Ngay sau khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt được công bố, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến công du tới Iran nhằm tranh giành ảnh hưởng với Nga. Theo đó, Bắc Kinh và Tehran đã cải thiện mối quan hệ ở mức đối tác chiến lược toàn diện. Trung Quốc hứa hẹn hỗ trợ Iran trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Trước đó hồi tháng 11-2015, Tổng thống Nga Putin cũng đã thăm Iran để tìm cách mở rộng hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, cách tiếp cận của Bắc Kinh và Matxcơva không giống nhau. Đối với Trung Quốc, Iran vẫn là nhà cung cấp hàng đầu các nguồn tài nguyên năng lượng. Trong khi Nga quan tâm hợp tác trong các ngành công nghiệp và giao thông vận tải. Mặc dù vậy nhưng cả hai đều muốn tranh dành ảnh hưởng với quốc gia Trung Đông này.
Mặc dù cánh cửa đang mở rộng cho nền kinh tế Iran nhưng giới phân tích cho rằng, con đường hội nhập phía trước của quốc gia này cũng còn lắm chông gai. Theo đó, các nhà đầu tư vẫn còn dè chừng bởi những yếu tố xấu như: hệ thống ngân hàng Iran đang chìm trong nợ nần, hệ thống pháp luật lạc hậu, tình trạng tham nhũng, quan liêu, thị trường lao động thiếu linh hoạt và tình trạng bị thụt lùi về công nghệ tiên tiến do bị cô lập trong nhiều năm. Điều khiến các nhà đầu tư quan ngại nhất chính là nguy cơ Iran bị trừng phạt trở lại nếu nước này vi phạm thỏa thuận hạt nhân. Một khi kịch bản đó xảy ra, mọi nỗ lực và công sức của các bên sẽ trở nên vô ích. Do vậy, muốn trỗi dậy trong năm 2016 và những năm tiếp sau thì Iran cần cải thiện những tác động xấu trên.
HN tổng hợp
08:17 27/11/2024
Việc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào nhau giữa Ukraine và Nga đã khiến xung đột leo thang và có nhiều nguy cơ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân.
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
18:42 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo báo cáo, nghị quyết sẽ trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND lần thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) nhiệm kỳ 2021-2026.
18:27 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) tổ chức thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) HĐND tỉnh.
17:54 27/11/2024
(HG) - Chiều ngày 27-11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
17:28 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 27-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, có cuộc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1, theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị đạt chuẩn.