Nga - phương Tây chịu tác động kép khi căng thẳng leo thang

Thứ Tư, ngày 09/02/2022 | 08:14

Dù chưa xảy ra chiến tranh nhưng căng thẳng giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine đã tác động kép lên cả hai phía.

Hai tác động lớn nhất hiện nay là cả Nga và phương Tây đều chạy đua điều lực lượng để ứng phó với tình huống xấu “cận kề bên miệng hố chiến tranh” đang tiêu tốn nhiều tài lực và giải quyết vấn đề khí đốt, vốn đang rất “nóng” từ hai phía. Do vậy, căng thẳng giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine đang bước vào giai đoạn quan trọng trong tuần này để giải quyết căn cơ những vấn đề mâu thuẫn.

Binh lính Mỹ được điều tới Đông Âu giữa bối cảnh khủng hoảng Nga - Ukraine gia tăng. Ảnh: New York Times

Hiện Mỹ đã tăng cường lực lượng ở sườn Đông Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong khi Nga sẵn sàng điều thêm binh lính tới biên giới với Ukraine sẵn sàng cho một cuộc chiến. Trong khi đó, Liên minh châu Âu vẫn bất đồng quan điểm về giải quyết vấn đề Ukraine. Nhiều quốc gia muốn áp đặt biện pháp cứng rắn với Nga, trong khi cũng có không ít quốc gia muốn giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Trong khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden duy trì lập trường cứng rắn, Đức cố gắng tránh bị cuốn vào căng thẳng thì Tổng thống Nga Vladimir Putin kiên quyết yêu cầu phương Tây phải có một câu trả lời rõ ràng cho những yêu cầu về an ninh của Nga. Giữa bối cảnh đó, Tổng thống Pháp Macron được cho là nhân vật đóng vai trò trung tâm của chính sách ngoại giao châu Âu để tìm tiếng nói chung nhằm hạ nhiệt căng thẳng đang leo thang. Ông Macron được Tổng thống Putin đã đánh giá là “một người đối thoại ưu tú” nên rất kỳ vọng từ các cuộc gặp này.

Hiện Tổng thống Macron áp dụng 2 hướng tiếp cận trong cuộc gặp với Tổng thống Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Hướng tiếp cận đầu tiên là tận dụng Thể thức Normandy - một nhóm gồm Pháp, Đức, Ukraine và Nga nhằm thúc đẩy thỏa thuận Minsk năm 2015. Mặc dù thỏa thuận này còn nhiều mơ hồ nhưng nó sẽ là nền tảng để hướng tới đảm bảo lệnh ngừng bắn ở phía Đông Ukraine. Hướng tiếp cận thứ hai là tham vấn chặt chẽ với Tổng thống Biden nhằm hạ nhiệt căng thẳng, đảo ngược việc Nga tăng cường lực lượng ở biên giới với Ukraine.

Tuy nhiên cho dù tiếp cận theo hướng nào căng thẳng giữa Nga và phương Tây vẫn còn những vướng mắc khi quan điểm của hai bên chưa gặp nhau. Bởi lẽ, NATO muốn mở rộng và kết nạp các nước từng thuộc Liên Xô vào tổ chức này. Do vậy, không thể có chuyện Romania, Litva và những quốc gia khác vốn đã tham gia vào làn sóng mở rộng NATO sẽ rời khỏi liên minh này, và cũng khó có chuyện NATO hủy bỏ tuyên bố của mình năm 2008 ở Bucharest về việc Ukraine “sẽ trở thành” một thành viên của liên minh. Ngược lại, Nga không đồng thuận vì điều này ảnh hưởng đến an ninh của nước này khi các nước xung quanh đều thuộc phe đối lập. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn giữa phương Tây và Nga, trong đó vấn đề Ukraine là trung gian.

Hệ lụy của mâu thuẫn giữa Nga và phương Tây dẫn đến khó khăn về vấn đề cung cấp khí đốt. Hiện Nga cung cấp khoảng 40% tổng lượng khí đốt cho châu Âu nên nếu như căng thẳng đẩy lên đến mức chiến tranh tại Ukraine chắc chắn sẽ tác động xấu đến cả hai phía. Châu âu hụt hẫng khí đốt trong khi chưa tìm được đối tác mới để cung cấp lượng khí đốt thiếu hụt này. Ngược lại, Nga sẽ mất một khoản kinh tế rất lớn nếu cắt cung cấp lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu.

Trước tình hình trên, Liên minh châu Âu (EU) đang cố gắng tìm kiếm các giải pháp thay thế, đặc biệt là bằng cách tăng cường cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). EU đang xem xét tất cả các lựa chọn và kịch bản, bao gồm việc hợp tác với các đối tác khác trong trường hợp Nga giảm hoặc tạm dừng cung cấp khí đốt. Giới chức EU cũng đang thảo luận với các nước châu Á về việc ký hợp đồng nhập khẩu khí đốt dài hạn theo hình thức hoán đổi.

Về phía Mỹ, để đảm bảo không xảy ra tình trạng bị thiếu khí đốt tại các nước đồng minh châu Âu, Washington cũng đã nỗ lực tiếp xúc với các nước xuất khẩu khí thiên nhiên châu Á. Ngoài ra, Mỹ cũng đang tiếp xúc với các nước sản xuất khí đốt như Qatar, Nigeria, Ai Cập, Libya để thảo luận về việc tăng sản lượng khi xảy ra tình huống nguy cấp.

Mặc dù tình huống xấu đã được tính đến, tuy nhiên nếu chiến tranh Nga - phương Tây xảy ra cả hai phía sẽ còn đối mặt với muôn vàn khó khăn ngoài dự tính.

Người đứng đầu Cơ quan ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell cho rằng nguyên nhân khiến nguồn cung khí đốt ở châu Âu gặp khó khăn là do khủng hoảng trong quan hệ với Nga. Theo ông Borrell, giá khí đốt tại EU hiện cao gấp 6-10 lần so với 1 năm trước. Điều này tạo ra một gánh nặng đối với ngành điện và  thúc đẩy lạm phát nghiêm trọng trong khu vực đồng tiền chung euro.

 

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Mỹ và Iran sẽ đàm phán vào tuần này ?

07:55 30/06/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố cuộc chiến giữa Israel và Iran đã khép lại và Mỹ có kế hoạch đàm phán với Iran vào tuần này.

Thái Lan - Campuchia quyết “ăn miếng, trả miếng”

05:37 27/06/2025

Việc Thái Lan và Campuchia liên tục có những động thái đối nghịch nhằm vào nhau làm gia tăng căng thẳng khiến người dân quan ngại.

Người nhập cư vào các nước phương Tây giảm mạnh ?

08:24 26/06/2025

Số lượng người nhập cư vào Mỹ và châu Âu giảm mạnh là tín hiệu khả quan đối với các quốc gia liên quan nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy khó lường.

“Chảo lửa” Trung Đông rực cháy

05:52 25/06/2025

Việc Mỹ tấn công nhiều cơ sở hạt nhân của Iran đã khiến “chảo lửa” Trung Đông vốn đã âm ỉ lâu nay giờ đã bùng cháy dữ dội khiến thế giới quan ngại.

Gia tăng căng thẳng Campuchia - Thái Lan

06:20 24/06/2025

Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu nhiên liệu và khí đốt từ Thái Lan bắt đầu từ đêm 22-6. Trong khi đó, Thái Lan tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao với Campuchia.

Trung Quốc kích hoạt hệ thống ứng phó lũ lụt khẩn cấp

07:02 22/06/2025

Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão Wutip (Việt Nam gọi là bão số 1) và gió mùa đã gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm trọng tại một số khu vực ở miền Nam Trung Quốc.

Nga đẩy mạnh tấn công Ukraine ?

06:38 20/06/2025

Giao tranh giữa Israel và Iran leo thang khiến Nga đang đẩy mạnh tấn công nhằm vào Ukraine vì đã giảm bớt lo ngại Mỹ, phương Tây tiếp sức.

Nam Phi đối mặt thảm họa kép

07:28 19/06/2025

Số nạn nhân tử vong trong trận lũ lụt kinh hoàng vào tuần trước ở Nam Phi vẫn liên tục tăng lên từng ngày trong khi thời tiết khắc nghiệt đã làm cho quốc gia này đối mặt với thảm họa kép.

Giao tranh giữa Israel và Iran chưa có hồi kết

09:09 18/06/2025

Việc “ăn miếng, trả miếng” bằng hành động liên tục không kích nhằm vào nhau gây ra thiệt hại nặng nề giữa Israel và Iran vẫn chưa có hồi kết, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Indonesia: Lo “chảy máu” chất xám

06:46 17/06/2025

Các chuyên gia cảnh báo xu hướng chảy máu chất xám tiếp tục tăng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của quốc gia, làm chậm quá trình đổi mới và phát triển.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...