Thứ Năm, ngày 21/01/2016 | 08:10
Mới đây, Nga thông báo sẽ cắt giảm 10% chi tiêu ngân sách trong năm 2016 do giá dầu sụt giảm mạnh. Đây chỉ là “giọt nước làm tràn ly” sau thời gian dài Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt Nga. Đặc biệt, gần đây EU đã nhất trí kéo dài thêm 6 tháng kể từ đầu năm 2016 các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga do sự can dự của nước này vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Đồng ruble mất giá khiến người Nga ngày càng khó khăn. Ảnh: AFP/TTXVN
Dự đoán ngân sách Nga năm 2016 sẽ giảm hơn 3 nghìn tỉ ruble, tương đương 38,6 tỉ USD. Bởi lẽ, ngân sách hiện tại của Nga đang tính toán dựa trên giá dầu là 50 USD/thùng, trong khi giá dầu xuất khẩu của Nga hiện chỉ đang giao dịch quanh mức 27 USD/thùng. Hệ lụy của giá dầu thế giới lao dốc đã làm cho đồng ruble của Nga mất giá hơn 50% so với đồng USD. Nước Nga có thể sẽ phải trích một phần Quỹ Đầu tư Quốc gia NWF để bù đắp khoản ngân sách thâm hụt khổng lồ này. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thừa nhận rằng năm 2015 là năm khó khăn nhất trong thập niên qua đối với Nga. Đồng thời ông cũng thừa nhận đã lâu lắm rồi nền kinh tế của Nga mới bị ảnh hưởng bởi các thách thức nghiêm trọng và xảy ra đồng thời như vậy. Tuy nhiên, Thủ tướng Dmitry Medvedev khẳng định: “Bất chấp tất cả những khó khăn mà nền kinh tế Nga phải đối mặt, chúng ta vẫn có các nguồn dự trữ, lòng khao khát và ý chí để vượt qua... Nguyên tắc cơ bản trong các chính sách của chúng ta vẫn nên được giữ vững, đó là “phải dựa vào bản thân mình”, trong đó có việc cắt giảm chi tiêu ngân sách. Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cảnh báo nếu chính phủ không thể cắt giảm 10% chi tiêu ngân sách trong năm 2016 và không đề ra được các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”, thì việc khủng hoảng kinh tế dẫn đến vỡ nợ như thời kỳ 1998-1999 sẽ lặp lại.
Theo số liệu của cơ quan thống kê quốc gia công bố mới đây, năm 2015, thâm hụt ngân sách của Nga là 2,6%, tỷ lệ lạm phát ở mức 15,5% và giá lương thực tăng hơn 19% so với mức trung bình, trong khi giá rau và hoa quả đắt hơn tới 29,5%. Hậu quả của việc này đã khiến 58% người dân Nga đã và đang gặp khó khăn. Thu nhập của họ chỉ có thể đáp ứng chi trả cho lương thực và quần áo, mà không đủ điều kiện để mua các mặt hàng đắt đỏ như thiết bị gia dụng.
Để đối phó với những tác động xấu từ lệnh cấm vận của EU, Mỹ, bên cạnh cắt giảm chi tiêu công, Nga đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đối ngoại để mong sớm nối lại quan hệ với EU, Mỹ. Thủ tướng Dmitry Medvedev khẳng định: “Châu Âu là láng giềng thân cận của Nga và là đối tác kinh tế quan trọng bất chấp các biện pháp trừng phạt đáng tiếc. Đồng thời, ông cũng hy vọng các biện pháp trừng phạt sẽ trở thành quá khứ và quan hệ sẽ trở lại bình thường”.
Trong một động thái liên quan, Điều phối viên về chính sách trừng phạt của Bộ Ngoại giao Mỹ Daniel Fried tuyên bố những lệnh trừng phạt mà nước này áp đặt nhằm vào Nga có thể được dỡ bỏ trong năm nay. Điều này có thể xảy ra nếu Matxcơva chứng tỏ quyết tâm đạt được một giải pháp cho cuộc xung đột vũ trang tại miền Đông Ukraine thông qua các kênh ngoại giao.
Giới quan sát cho rằng, việc EU, Mỹ và Nga áp đặt lệnh trừng phạt lẫn nhau thời gian qua không chỉ gây tổn thất nặng nề về kinh tế của các bên liên quan mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chung, nhất là cuộc chiến chống khủng bố. Tháo dỡ lệnh trừng phạt, từng bước tiến tới bình thường hóa quan hệ là giải pháp lợi cả đôi bên là điều cần thiết nhất hiện nay trong quan hệ của EU, Mỹ và Nga.
Thứ trưởng thứ nhất Bộ Phát triển Kinh tế Nga Alexey Likhachev cho biết, Nga đã thiệt hại khoảng 25 tỉ euro trong năm 2015, tức mất đi khoảng 1,5% GDP của Nga, do các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Trong khi đó, EU tổn thất khoảng 40 tỉ euro trong năm 2014 và thêm 50 tỉ euro trong năm 2015, khi Nga thực thi các biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt với Nga. |
HN tổng hợp
08:17 27/11/2024
Việc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào nhau giữa Ukraine và Nga đã khiến xung đột leo thang và có nhiều nguy cơ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân.
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
18:42 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo báo cáo, nghị quyết sẽ trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND lần thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) nhiệm kỳ 2021-2026.
18:27 27/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) tổ chức thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) HĐND tỉnh.
17:54 27/11/2024
(HG) - Chiều ngày 27-11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
17:28 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 27-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, có cuộc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1, theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị đạt chuẩn.