Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

Thứ Tư, ngày 13/11/2024 | 08:16

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Tổng thống Nga Putin bắt tay Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến thăm Bình Nhưỡng hồi tháng 6. Ảnh: Reuters

Ngày 19-6-2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Hiệp ước này có hiệu lực từ ngày hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), Bình Nhưỡng đã phê chuẩn hiệp ước này thành sắc lệnh của Chủ tịch Triều Tiên vào ngày 11-11-2024. KCNA nhấn mạnh, hiệp ước trên có điều khoản cam kết hai nước sẽ hỗ trợ quân sự lẫn nhau trong trường hợp một bên bị tấn công. Động thái của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh lo ngại gia tăng căng thẳng giữa Triều Tiên với Mỹ - Hàn Quốc về việc Bình Nhưỡng đã điều hàng ngàn binh sĩ sang tham chiến chống Ukraine. Điều này khiến xung đột Nga - Ukraine đã phức tạp nay lại càng đẫm máu hơn. 

Thực tế, hiệp ước này chính thức hóa quan hệ hợp tác an ninh ngày càng sâu rộng giữa hai quốc gia Mỹ và Triều Tiên. Triều Tiên hiện đang là một trong những đồng minh có tiếng nói và đóng vai trò quan trọng nhất ủng hộ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.

Theo thỏa thuận, hai bên cam kết “hỗ trợ quân sự không chậm trễ” nếu một bên bị tấn công. Hai bên cũng sẽ hợp tác trên trường quốc tế để chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây và phối hợp lập trường tại Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Putin đã ca ngợi đây là một “văn kiện đột phá”.

Trong một động thái liên quan, theo các thông tin tình báo được Hàn Quốc, Ukraine và phương Tây dẫn lại, Triều Tiên đã điều khoảng 10.000 quân sang Nga để tham chiến chống Ukraine. Tuy nhiên, khi được hỏi công khai về việc triển khai quân sự hồi tháng trước, Tổng thống Putin không phủ nhận mà chuyển hướng chỉ trích sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko giải thích, hiệp ước này quy định về hỗ trợ quân sự lẫn nhau, mang tính phòng thủ và không nhằm vào các nước thứ ba. Ông Rudenko nhấn mạnh rằng, hiệp ước bao gồm điều khoản hỗ trợ quân sự lẫn nhau “theo Điều 51 của Hiến chương LHQ trong trường hợp một trong các bên bị bất kỳ quốc gia nào tấn công, do đó rơi vào tình trạng chiến tranh”. Theo quan chức ngoại giao Nga, nội dung của điều khoản nêu rõ rằng, hiệp ước này “mang tính chất phòng thủ, không nhằm vào an ninh của các nước thứ ba và nhằm mục đích duy trì sự ổn định ở khu vực Đông Bắc Á”.

Thứ trưởng Rudenko cho biết thêm, việc ký kết hiệp ước phản ánh việc Matxcơva và Bình Nhưỡng đang xem xét lại các phương pháp đảm bảo an ninh của riêng họ trong bối cảnh các xu hướng quân sự - chính trị đáng báo động ở cấp độ khu vực và toàn cầu.

Thỏa thuận hợp tác góp phần duy trì sự cân bằng quyền lực và giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cho biết thêm rằng không có phụ lục bí mật nào trong hiệp ước.

Trong khi đó, ngày 23-10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết, Washington có bằng chứng về sự hiện diện của binh sĩ Triều Tiên tại Nga, song vai trò cụ thể của họ vẫn chưa được xác định và cần tìm hiểu thêm.

Trung Quốc cùng ngày 24-10 khẳng định không biết việc binh sĩ Triều Tiên đang ở Nga, đồng thời nêu rõ lập trường của nước này về cuộc khủng hoảng Ukraine là “nhất quán và rõ ràng hy vọng tất cả các bên sẽ thúc đẩy việc hạ nhiệt tình hình và cam kết thực hiện giải pháp chính trị”.

Hiện giao tranh Nga - Ukraine đang ngày một đẫm máu hơn. Việc tham gia của bên thứ ba cho dù hỗ trợ Nga hay Ukraine cũng sẽ “thêm dầu vào lửa” khiến cuộc chiến khó tìm cơ hội hòa giải.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

Tiểu vùng Mekong xanh hóa, số hóa

07:30 11/11/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Khi nào đàm phán ngừng bắn Nga - Ukraine ?

08:59 08/11/2024

​​​​​​​Xung đột Nga - Ukraine đang có tín hiệu hạ nhiệt khi ông Putin tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Kiev.

Xung đột ở Trung Đông vẫn chưa hạ nhiệt

08:00 07/11/2024

Sau khi Israel trả đũa Iran và lên tiếng đã đạt mục tiêu những tưởng xung đột ở Trung Đông đã hạ nhiệt nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

Khủng hoảng di cư ở Sudan

08:56 06/11/2024

Giao tranh liên tục diễn ra đã khiến hơn 14 triệu người Sudan phản rời bỏ nhà cửa để tìm nơi nương náu. Điều này đã tạo nên cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất thế giới cần cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.

Trung Quốc lo già trước khi giàu

07:22 05/11/2024

Theo dữ liệu trang web của Bộ Nội vụ Trung Quốc, chỉ 6,83 triệu cặp vợ chồng hoàn thành đăng ký kết hôn trong năm 2022, giảm khoảng 800.000 so với năm trước đó.

Iran có thể chuẩn bị tấn công trả đũa Israel

07:28 04/11/2024

Các nguồn tin phương Tây nhận định Iran có thể đang chuẩn bị tiến hành đòn tấn công trả đũa các cuộc không kích của Israel vào Iran sáng sớm ngày 26-10 vừa qua.

Có lệnh ngừng bắn ở Gaza và Lebanon ?

07:04 01/11/2024

Các cuộc thương lượng giữa Israel với các bên liên quan nhằm hạ nhiệt chiến sự ở cả hai mặt trận Gaza và Lebanon, đang có những dấu hiệu tích cực.

Mất đa số ghế trong Quốc hội, LDP lâm vào cảnh khó

08:20 31/10/2024

Lần đầu tiên trong 15 năm, liên minh do đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) lãnh đạo đã mất đa số ghế trong Quốc hội Nhật đã tạo ra dư luận trái chiều.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Sớm công nhận Trường Chính trị Hậu Giang đạt chuẩn mức 1

21:08 14/11/2024

(HGO) - Chiều ngày 14 - 11, Đoàn công tác Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định, làm Trưởng đoàn đến khảo sát Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1.

Ghi nhận nhiều giải pháp, định hướng phát triển ngành nông nghiệp Hậu Giang đến năm 2030

18:49 14/11/2024

(HG) - Sáng ngày 14-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội thảo “Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang 20 năm hình thành và phát triển, định hướng đến năm 2030”. Đây cũng là một trong những hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 20 năm ngày thành lập ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang. Tham dự có nhà khoa học, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh và ngành nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Giải trình nguyên nhân thiếu giáo viên, chưa thu hút nhiều nhân lực chất lượng cao về tỉnh công tác

18:40 14/11/2024

​​​​​​​(HG) - Ngày 14-11, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Phiên giải trình về tình hình thực hiện biên chế ngành giáo dục, chính sách thu hút nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Nhiều đóng góp quan trọng của ngành nông nghiệp tỉnh sau 20 năm hình thành và phát triển

18:27 14/11/2024

(HG) - Chiều ngày 14-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức họp mặt kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (14/11/1945 - 14/11/2024) và kỷ niệm 20 năm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Hậu Giang hình thành và phát triển.