Thứ Tư, ngày 03/05/2017 | 07:24
Chiến tranh, khủng bố, thiên tai, nghèo đói... là một trong những tác nhân để các tổ chức khủng bố tận dụng chiêu mộ binh lính nhằm thực hiện ý đồ đen tối khủng bố, cướp bóc.
Một trại tị nạn ở Nigeria cho những người phải chạy trốn khỏi tổ chức Hồi giáo cực đoan Boko Haram. Nguồn: AP
Viện nghiên cứu chính sách Adelphi (Mỹ), cho biết ở vùng đất bị tàn phá do hạn hán xung quanh hồ Chad ở Trung Phi, có đến 71,5% dân số hiện sống trong nghèo đói và hơn 50% bị suy dinh dưỡng. Tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước, kinh tế suy sụp và chính phủ yếu kém đang tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm khủng bố Boko Haram tuyển quân. Còn ở Syria, cuộc nội chiến kéo dài 6 năm qua và trận hạn hán khủng khiếp nhất trong lịch sử nước này gần đây là nguyên nhân làm trầm trọng hơn sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Iraq, Libya, Afghanistan… cũng là những đất nước thường xuyên bị xáo trộn bởi các cuộc nội chiến và dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nên cũng là mảnh đất màu mỡ để lực lượng khủng bố chiêu mộ binh lính. Hệ lụy của chiến tranh, khủng bố và thiên tai đã làm cho hàng triệu người phải mất mạng, rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực và hàng trăm ngàn gia đình phải rời bỏ quê hương để di cư sang châu Âu để tìm kế sinh nhai.
Chính những yếu tố trên là nguyên nhân để các tổ chức khủng bố tận dụng cơ hội để tuyển mộ binh lính nhất là thanh, thiếu niên. Viện nghiên cứu chính sách Adelphi (Mỹ) cảnh báo, các nhóm khủng bố sẽ khai thác các thảm họa thiên nhiên, tình trạng thiếu nước và thiếu lương thực do biến đổi khí hậu gây ra để thao túng dân cư, tuyển quân dễ dàng và hoạt động tự do hơn.
Nhiều ý kiến cho rằng biến đổi khí hậu không gây ra chủ nghĩa khủng bố, nhưng đang gián tiếp tạo ra một môi trường mà chủ nghĩa khủng bố có thể phát triển cũng như làm trầm trọng thêm căng thẳng và xung đột. Trước những thách thức về an ninh lương thực, nguồn nước và đất đai, người dân sẽ dễ dàng bị mua chuộc nếu được quân khủng bố cung cấp sinh kế và ưu đãi kinh tế.
Các chuyên gia phân tích đã sử dụng cụm từ “yếu tố gia tăng bất ổn” để miêu tả về mối nguy tiềm tàng của hiện tượng biến đổi khí hậu, khi nó không sớm thì muộn sẽ lan ra toàn cầu và tới cả những nước ở xa điểm nóng.
Hội đồng Tư vấn quân sự toàn cầu về thay đổi khí hậu (GMACCC) từng cảnh báo hiện tượng ấm lên toàn cầu sẽ làm gia tăng các làn sóng tị nạn lớn với quy mô “không thể tưởng tượng được” và coi khí hậu là “mối đe dọa an ninh lớn nhất thế kỷ 21”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cũng xác nhận trong một cuộc điều tra rằng biến đổi khí hậu đang gây ra một mối đe dọa an ninh thực sự đối với quân đội Mỹ. Tháng 3 vừa rồi, Liên Hiệp Quốc cũng thông qua một nghị quyết về cuộc khủng hoảng ở hồ Chad và nhấn mạnh “mối liên hệ chặt chẽ” giữa các thách thức khí hậu với an ninh trong khu vực.
Một thực tế đau lòng đã, đang và sẽ xảy ra một khi chiến tranh, thiên tai liên tục diễn ra thì số lượng người chết, tình trạng thiếu đói cứ gia tăng theo thời gian. Nói một cách khác, sự sống đang bị đe dọa từng giờ và cái chết nằm trong gang tấc. Nếu không chết vì súng đạn chiến tranh, khủng bố, cũng chết vì đói, khát, bệnh tật. Trong khi đó, lực lượng khủng bố lại có tiềm lực kinh tế từ cướp bóc, buôn lậu, bắt cóc đòi tiền chuộc, nguồn dầu hỏa khai thác từ các nước Trung Đông và cuối cùng là nguồn tài trợ của một số tổ chức, cá nhân trên thế giới. Chính những yếu tố này họ đã tận dụng để chiêu mộ binh lính, nhất là những lực lượng thanh, thiếu niên suy nghĩ còn nông cạn. Đây cũng là nguyên nhân vì sao các tổ chức khủng bố bị tiêu diệt ở nhiều nơi, nhiều quốc gia nhưng không thể tận diệt.
Muốn diệt trừ tận gốc lực lượng khủng bố, vấn đề căn cơ là cắt đứt nguồn tài chính của bọn chúng và giải quyết được tình trạng nghèo, đói, bệnh tật… ở các nước bản địa. Đây là việc làm không hề dễ mang tính lâu dài, đòi hỏi nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia liên quan cùng chung tay mới hy vọng cải thiện.
HN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.