Thứ Năm, ngày 11/08/2022 | 06:00
Dù có nhiều nỗ lực ngăn chặn nhưng nguy cơ đối đầu hạt nhân có thể quay trở lại sau nhiều thập kỷ.
Nhiều nước chi tiêu mạnh để nâng cấp kho vũ khí hạt nhân. Nguồn: AP
Mới đây, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ đối đầu hạt nhân có thể quay trở lại sau nhiều thập kỷ. Cảnh báo trên của ông Guterres được đưa ra hồi cuối tuần trước khi ông phát biểu với báo giới tại lễ tưởng niệm hòa bình Hiroshima ở Nhật Bản - dấu mốc 77 năm ngày xảy ra vụ ném bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới tại thành phố này vào năm 1945.
Phát biểu trên được đưa ra nhằm đáp lại những báo cáo về đợt pháo kích mới của Nga nhằm tấn công cơ sở Zaporizhzhia ở Ukraine, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Ông Guterres nhấn mạnh, bất kỳ vụ tấn công nào nhằm vào một nhà máy hạt nhân là “hành động tự sát”. Qua đó, Tổng thư ký Antonio Guterres cũng kêu gọi các quốc gia sở hữu hạt nhân cam kết không sử dụng loại vũ khí hủy diệt này ở hiện tại và trong tương lai.
Trước đó, tại Hội nghị đánh giá Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) lần thứ 10, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cũng cảnh báo rằng thế giới phải đối mặt với “một mối nguy hiểm hạt nhân chưa từng thấy kể từ thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh” và “chỉ cần một tính toán sai lầm cũng sẽ dẫn tới hủy diệt nhân loại bằng hạt nhân”.
NPT là hiệp ước quốc tế có hiệu lực vào năm 1970 để ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân. NPT có 191 thành viên. 5 nước không phải thành viên là Ấn Độ, Israel, Pakistan, Nam Sudan và Triều Tiên (rút khỏi NPT năm 2003). Kể từ khi NPT có hiệu lực, Hội nghị Kiểm điểm NPT được tổ chức 5 năm một lần nhằm bàn về các biện pháp thúc đẩy việc thực hiện và tăng cường tính phổ cập của Hiệp ước, trong đó, năm 1995, Hội nghị đã thông qua việc gia hạn vĩnh viễn Hiệp ước NPT.
Gần đây nhất hồi tháng 1-2022, 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp đã cam kết ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân.
Nỗi lo của ông Guterres hoàn toàn có cơ sở, bởi hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang ngấm ngầm chạy đua phát triển vũ khí hạt nhân. Hiện trên thế giới có tổng cộng 13.000 đầu đạn hạt nhân. Trong khi đó, Tổ chức quốc tế vận động bãi bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) và Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), cho biết, 9 quốc gia có trang bị vũ khí hạt nhân trên thế giới đã chi hơn 82 tỉ USD để nâng cấp kho vũ khí của các nước này trong năm 2021. Cụ thể, Mỹ là nước chi nhiều tiền nhất cho việc cải tiến kho vũ khí hạt nhân (44,2 tỉ USD), tiếp sau là Trung Quốc (11,7 tỉ USD), Nga (8,6 tỉ USD), Anh (6,8 tỉ USD), Pháp (5,9 tỉ USD), Ấn Độ (2,3 tỉ USD), Israel (1,2 tỉ USD) và Pakistan (1,1 tỉ USD). Ngoài ra, hiện còn có 2 nước là Triều Tiên và Iran cũng đang theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, với khoản chi khá lớn.
Giám đốc Chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của SIPRI Wilfred Wan nhận định: “Tất cả quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân đều đang gia tăng hoặc nâng cấp kho vũ khí của họ, đồng thời tăng cường luận điệu về hạt nhân và vai trò của vũ khí hạt nhân trong các chiến lược quân sự. Đây là một xu hướng rất đáng lo ngại”.
Mặt khác, xung đột Nga - Ukraine và sự ủng hộ của phương Tây đối với Kiev có thể coi là một trong những yếu tố mới nhất dẫn đến sự gia tăng báo động này. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt lực lượng răn đe hạt nhân của nước này trong tình trạng báo động cao. Nếu như bị sức ép quân sự từ phương Tây thì Nga hoàn toàn có thể sử dụng đến thứ vũ khí hủy diệt này.
Cảnh báo sử dụng vũ khí hạt nhân cũng là động thái gần đây của Iran và Triều Tiên khi trả đũa các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Từ những diễn biến trên, nguy cơ đối đầu hạt nhân hoàn toàn có thể xảy ra nếu các quốc gia thiếu kiềm chế và NPT không được thực thi đầy đủ.
HN tổng hợp
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
07:30 11/11/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
20:15 23/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.
11:09 23/11/2024
(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.