Nguy cơ EU khủng hoảng năng lượng

Thứ Tư, ngày 29/11/2023 | 17:53

Xung đột giữa Nga - Ukraine và Israel - Hamas cộng với căng thẳng địa chính trị đã khiến EU lâm vào cảnh khủng hoảng năng lượng.

Theo báo cáo của Oilprice, căng thẳng địa chính trị và thách thức nguồn cung có thể tác động trực tiếp đến giá khí đốt tại châu Âu. Oilprice đưa tin, mùa Đông bắt đầu mùa tiêu thụ khí đốt cao điểm ở Liên minh châu Âu (EU) trong khi nguồn cung hạn chế sẽ đẩy EU vào tình thế khó khăn có nguy cơ khủng hoảng năng lượng. Trong bối cảnh nhu cầu này cũng tăng từ châu Á có thể đẩy giá khí đốt tự nhiên tăng cao, mặc dù nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) dồi dào trên toàn cầu.

Tình hình đã trở nên tồi tệ hơn do một loạt yếu tố như căng thẳng địa chính trị, bao gồm cả vụ Houthi bắt giữ tàu gần đây. Báo cáo cho biết thêm, những thách thức trong chuỗi cung ứng, như những hạn chế ở kênh đào Panama và rủi ro ở kênh đào Suez, cũng gây trở ngại cho việc vận chuyển và định giá LNG toàn cầu.

Oilprice nhận định: “Tính dễ bị tổn thương trước bất kỳ sự cố nào có thể ảnh hưởng đến giá cả đã được thể hiện rõ ràng trong vài tuần qua, khi giá chuẩn khí đốt ở châu Âu tăng vọt sau khi lực lượng Houthi bắt giữ một tàu chở hàng ở Biển Đỏ”. Oilprice lưu ý rằng con tàu này có liên quan đến một công ty của Israel, do đó nhiều người coi đây là dấu hiệu cho thấy, xung đột có thể leo thang ở Trung Đông.

Báo cáo lưu ý rằng, những người mua LNG của Mỹ ở châu Á cũng đang tìm kiếm các tuyến đường thay thế sau khi việc di chuyển bị hạn chế tại điểm nghẽn quan trọng giữa Bắc và Nam Mỹ, dự kiến sẽ làm tăng giá cước vận tải.

Trước đó, hồi tháng 6-2022, một vụ nổ tại Freeport, một nhà máy xuất khẩu khí đốt lớn của Mỹ đã khiến cơ sở này phải đóng cửa trong thời gian còn lại của năm. Freeport, chiếm 1/10 lượng nhập khẩu LNG của châu Âu trước vụ nổ, chỉ mới mở cửa trở lại vào tháng 2 năm nay. Tình trạng bất khả kháng đã khiến giá nhiên liệu tại lục địa già này tăng vọt.

Còn nhớ, vào mùa Đông năm 2022 nhờ những nỗ lực tăng cường dự trữ khí đốt của EU đã giúp tránh tái diễn cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2021, khi giá khí đốt trong khu vực tăng vọt lên hơn 300 Euro (320 USD) mỗi MW sau quyết định của khối này không sử dụng khí đốt của Nga.

Tuy nhiên, mùa Đông năm nay xung đột Israel - Palestine và nghi ngờ phá hoại đường ống dẫn dầu ở biển Baltic có thể khiến giá xăng tăng cao. Tờ Financial Times dẫn lời các nhà ngoại giao đưa tin, EU có thể kéo dài biện pháp giới hạn giá khí đốt khẩn cấp được đưa ra vào mùa Đông năm 2022 để tránh một đợt tăng giá mới.

Theo báo cáo, 10 quốc gia thành viên EU, bao gồm Đức và Áo, đã gửi thư tới Ủy ban châu Âu vào cuối tuần qua để yêu cầu gia hạn các biện pháp khẩn cấp được đưa ra trong cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa Đông năm 2022, khi giá khí đốt trong khối lên tới hơn 300 Euro mỗi megawatt giờ. Một trong những biện pháp này là “cơ chế điều chỉnh thị trường”, theo đó sẽ giới hạn giá khí đốt thị trường ở mức 180 Euro/megawatt giờ trong trường hợp hợp đồng khí đốt tương lai giao dịch ở mức cao hơn.

Tuy nhiên, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Estonia và Phần Lan đã phản đối động thái trên, cho rằng “không cần thiết cũng như không có cơ sở pháp lý” để kéo dài luật này.

Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ công bố những biện pháp khẩn cấp mà họ cho là nên được gia hạn vào tháng 11.

Cho dù có vận dụng nhiều biện pháp nhằm giảm giá khí đốt khẩn cấp nhưng việc thiếu nguồn cung đang là bài toán khó đối với EU trong tương lai.

EU đã nhập khẩu 7,9 triệu tấn sản phẩm dầu mỏ tinh chế từ Ấn Độ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 năm nay. Trong khi đó, Ấn Độ, nơi có các nhà máy lọc dầu lớn thứ hai châu Á sau Trung Quốc lại nhập khẩu khoảng 40% lượng dầu thô từ Nga, với khối lượng tăng theo cấp số nhân do giá dầu thô của Nga giảm vì lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến xung đột ở Ukraine.

 

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Lóe lên hy vọng cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

07:51 16/04/2025

Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.

Châu Âu: Bùng phát dịch lở mồm long móng gia súc

18:53 14/04/2025

Chính quyền một số nước tại châu Âu đã tiêu hủy hàng ngàn con gia súc, đóng cửa biên giới trên diện rộng nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát.

Mỹ và Iran đánh giá tích cực về vòng đàm phán đầu tiên tại Oman

05:52 14/04/2025

Đêm 12-4, cả Mỹ, Iran và nước chủ nhà Oman đều đưa ra những đánh giá tích cực về vòng đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Iran tại Oman xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.

Mỹ - Iran có đàm phán hạt nhân ?

19:33 10/04/2025

Mỹ và Iran bất ngờ xác nhận sẽ quay lại đàm phán hạt nhân sau thời gian “khẩu chiến” không khoan nhượng khiến giới quan sát nghi ngờ.

Israel lại tấn công mạnh mẽ Dải Gaza

05:44 10/04/2025

Sau hơn 20 ngày mở lại chiến dịch tấn công quy mô lớn, quân đội Israel hiện đã kiểm soát hơn 50% Dải Gaza. Động thái này đã gây dư luận trái chiều.

Ai thua trong cuộc chiến thương mại mới ?

18:22 08/04/2025

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hơn 180 nền kinh tế đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại mới khiến nhiều nước phản đối.

Myanmar đối mặt với thảm họa kép sau động đất

07:11 08/04/2025

Hơn một tuần đã trôi qua nhưng những hậu quả của trận động đất kinh hoàng vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người dân Myanmar.

Nguy cơ bạo loạn ở Hàn Quốc

18:28 03/04/2025

Nhiều khả năng xảy ra biểu tình bạo lực khi Tòa án Hiến pháp ở trung tâm Seoul công bố phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vào ngày hôm nay 4-4.

Iran cảnh báo khả năng phát triển vũ khí hạt nhân

07:46 03/04/2025

Mỹ đe dọa tấn công Iran khiến Tehran tuyên bố sẽ đáp trả cứng rắn bằng quân sự.

Mỹ lại đe dọa trừng phạt Nga

18:17 01/04/2025

Giới quan sát không lạ gì với thay đổi đột ngột trong đối ngoại của ông Trump nhưng việc “đổi chiều” với Nga lần này khiến nhiều người quan tâm.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Phải sâu sát, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt thực hiện nghị quyết

14:23 16/04/2025

(HGO) - Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII do Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức vào sáng ngày 16-4. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 21.000 điểm cầu trong cả nước với hơn 1,5 triệu đại biểu tham dự.

Trung tâm du học Sao Vàng Cửu Long chia sẻ kinh nghiệm du học Hàn Quốc từ chuyên gia

14:03 16/04/2025

Hàn Quốc là đất nước có nền giáo dục chất lượng cao, đa dạng ngành học, chính sách học bổng và cơ hội việc làm ổn định, cùng với đó là chi phí vô cùng hợp lý. Theo Dự án giáo dục mới của Bộ Giáo dục Hàn Quốc nhằm thu hút 300.000 sinh viên quốc tế đến năm 2027, điểm nổi bật là cải thiện thủ tục thị thực visa, thu hút nhân tài và thu hút sinh viên quốc tế đến học tại các trường nằm ngoài khu đô thị lớn như Seoul để phát triển kinh tế.

Quý I, kết nạp được 289 đảng viên

08:39 16/04/2025

(HG) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.320 đảng viên. Qua thực hiện trong quý I, đã kết nạp được 289 đảng viên.

Bồi dưỡng nâng cao về công tác quản lý chợ

08:38 16/04/2025

(HG) - Theo kế hoạch của Sở Công thương tỉnh, trong quý II này sẽ tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao về công tác quản lý chợ cho các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh.