Thứ Tư, ngày 20/02/2019 | 08:28
Hàng trăm tù nhân IS có xuất thân từ phương Tây đang bị Mỹ và lực lượng đồng minh Syria bắt giam giữ có nguy cơ được thả trở về cố hương nếu như các quốc gia liên quan không chịu tiếp nhận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mất dần kiên nhẫn với các quốc gia châu Âu trong việc xử lý các tù nhân “thánh chiến”. Ảnh: REUTERS
Mới đây, đăng trên Twitter ngày 17-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng: “Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang trên đà sụp đổ. Kết quả sẽ không tốt đẹp gì nếu chúng tôi buộc phải thả tù nhân phiến quân”. Ông Trump hiện đang hối thúc các quốc gia châu Âu nhận lại và khởi tố các tay súng IS nước mình đang bị bắt giữ ở Syria. Nếu không, Mỹ có thể thả chúng “tràn vào châu Âu”.
Viễn cảnh này hoàn toàn có thể xảy ra nếu Mỹ trả tự do cho họ sau khi xóa sổ IS. Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) được Mỹ hậu thuẫn tuyên bố họ đang đạt gần tới kết quả “đánh bại hoàn toàn” IS, thu hẹp vùng lãnh thổ của lực lượng khủng bố xuống còn một thành trì nhỏ nhoi cuối cùng. Tổng thống Trump gần đây thông báo Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria song chưa đưa ra bất kỳ thời điểm nào cụ thể.
Hiện Lực lượng SDF đang tạm thời giam giữ khoảng 800 tù nhân khủng bố châu Âu. Tuy nhiên, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, có tới 42.000 tay súng nước ngoài đã tới Iraq và Syria để gia nhập IS, bao gồm khoảng 900 tên có quốc tịch Đức và 850 tên người Anh.
Thực tế, kể từ tháng 12-2018 Mỹ đã không muốn “chịu trách nhiệm” việc bảo vệ và cung ứng lương thực cho tù binh IS, cũng như họ không đủ khả năng để tổ chức xét xử. Nên việc kêu gọi các quốc gia liên quan tiếp nhận tù binh IS có quốc tịch của nước mình là việc làm cấp thiết hiện nay.
Trước những lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, mới đây Bộ Nội vụ Đức cho biết Berlin có thể tiếp nhận lại các tay súng tham gia tổ chức IS bị bắt ở Syria nếu những đối tượng này được quyền tiếp cận lãnh sự nước này. Quan chức này cho biết thêm tại Syria, Chính phủ Đức không thể đảm bảo các nghĩa vụ về mặt pháp lý và lãnh sự đối với các công dân Đức bị giam giữ do cuộc xung đột vũ trang tại đây.
Theo các số liệu thống kê mới nhất, kể từ năm 2013 đến nay đã có khoảng 1.050 người Đức tới các khu vực chiến sự ở Syria và Iraq, tuy nhiên chỉ có khoảng 1/3 trong số này quay trở về Đức.
Trong khi đó, Chính phủ Anh cũng đã phản đối lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Theresa May, cho rằng: “Các tay súng nước ngoài nên được đưa ra xét xử theo một tiến trình pháp lý đúng đắn trong thẩm quyền thích hợp nhất. Chúng nên được xét xử tại khu vực mà chúng phạm tội”.
Đồng quan điểm với Đức, Bộ trưởng Tư pháp Pháp Nicole Belloubet cho biết Paris cũng sẽ không hành động theo lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc chấp nhận ồ ạt các binh sĩ IS từ Syria hồi hương. Thay vào đó, Pháp chỉ tiếp nhận sau khi xem xét kỹ từng trường hợp. Hiện, lực lượng dân chủ Syria do người Kurd đứng đầu đang giam giữ khoảng 150 công dân Pháp ở Đông Bắc Syria, trong đó có 50 người trưởng thành.
Giới phân tích nhận định, nếu các tay súng IS được thả về châu Âu sẽ có hai tình huống chính xảy ra. Một là họ sẽ cải tà quy chính trở thành công dân lương thiện. Tuy nhiên, tình huống này khó có thể xảy ra bởi sự kỳ thị và nặng gánh tù tội do chính quốc gia liên quan áp đặt. Hai là họ lại tiếp tục lôi kéo lực lượng khủng bố trong nước tiếp tục những hoạt động tội ác như đã từng làm trước đây. Cả hai tình huống trên đều bất lợi với các quốc gia trong cuộc.
Một giải pháp vẹn toàn đã và đang được các quốc gia quan tâm đặt ra. Tuy nhiên lời giải cho bài toán khó này không hề dễ tìm.
HN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
17:25 25/11/2024
(HG) - Hội LHPN thành phố Ngã Bảy vừa ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”, tại khu vực Xẻo Vông B, phường Hiệp Lợi, với 22 thành viên tham gia.
14:20 25/11/2024
(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.
14:08 25/11/2024
Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.
14:04 25/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.