Nguy cơ rác thải y tế gây ô nhiễm môi trường từ dịch Covid-19

Thứ Ba, ngày 09/06/2020 | 08:12

Cùng với nỗi lo về sức khỏe, tính mạng, kinh tế suy yếu... các quốc gia trên thế giới còn đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường từ rác thải y tế do dịch Covid-19 gây ra.

Thu gom khẩu trang y tế bị vứt bừa bãi trên một bãi biển ở Hong Kong, Trung Quốc ngày 13-5-2020.  Ảnh: AFP

Thiết bị bảo hộ cá nhân và khẩu trang không chỉ đóng vai trò thiết yếu đối với các nhân viên y tế mà còn là một phần của cuộc sống thường ngày trong giai đoạn đại dịch Covid-19 hiện nay. Tuy nhiên, đa phần các vật dụng này làm bằng nhựa và thường chỉ được sử dụng một lần rồi vứt bỏ và chúng nhanh chóng trở thành rác thải gây ô nhiễm môi trường nếu không xử lý kịp thời.

Ông Nick Mallos làm việc tại tổ chức phi chính phủ Ocean Conservancy cho rằng: “Chúng ta biết ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề toàn cầu. Nó tồn tại trước khi đại dịch xuất hiện. Chúng ta cần phải cẩn trọng về việc sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào sau đại dịch”.

Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ, khi dịch Covid-19 bùng phát, các quốc gia phải chạy đua sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và tăng cường dự trữ khẩu trang, găng tay, tấm che giọt bắn và áo bảo hộ, với số lượng lớn nên dẫn đến số lượng dư thừa, song một thực tế không thể phủ nhận là các loại rác thải này ảnh hưởng trực tiếp đối với môi trường xung quanh.

Mặt khác, do dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp nên tình trạng vứt bừa bãi rác thải y tế diễn ra ở nhiều nơi và thiếu lực lượng thu gom, tiêu hủy. Đây cũng là nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng và là nguyên nhân chính gây ô nhiễm rác thải. Trong số này không ít rác thải tuồn vào các kênh rạch, sông ngòi và chảy ra biển. Ông John Hocevar, Giám đốc chiến dịch đại dương thuộc tổ chức phi lợi nhuận Greenpeace USA, chia sẻ: “Ngay bên ngoài nhà tôi là những chiếc khẩu trang và găng tay thải ra sau khi sử dụng. Hai ngày hôm nay, trời đều mưa tại Washington DC (Mỹ). Chính vì vậy, những loại rác thải này nhanh chóng bị cuốn trôi xuống cống và đổ ra sông Anacostica, tại vịnh Chesapeake và cuối cùng là Đại Tây Dương”.

Còn nhớ hồi tháng 3, khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, hơn 20 thành phố trên khắp Trung Quốc Đại lục đang phải đối mặt với tình trạng ùn ứ rác thải y tế. Đặc biệt tại Vũ Hán - tâm điểm bùng phát dịch Covid-19 - lượng rác thải y tế tăng gấp 6 lần so với thông thường.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn nguồn tin từ Bộ Môi trường và Sinh thái học cho biết các cơ sở xử lý rác thải y tế ở 28 thành phố đang phải hoạt động hết công suất nhưng vẫn tiêu hủy không hết rác thải y tế. Để đối phó với tình trạng này, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai 46 cơ sở xử lý rác thải lưu động tới thành phố Vũ Hán và xây dựng tại đây một nhà máy mới với công suất 30 tấn trong vòng 15 ngày. Ông Zhao nói và cho biết các biện pháp này được đưa ra nhằm tăng công suất xử lý chất thải của thành phố từ 50 tấn một ngày lên hơn 263 tấn một ngày.

Theo kết quả một nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Cao đẳng London (Anh), nếu mỗi người dân Anh sử dụng mỗi ngày một khẩu trang (loại dùng một lần) trong một năm, sẽ tạo ra 66.000 tấn rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, tức khoảng 1kg rác thải nhựa/người.

Còn tại Canada, người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang hàng ngày trong trường hợp không thể thực hiện giãn cách xã hội, trong khi nhiều người sử dụng các loại găng tay dùng một lần để phòng dịch Covid-19. Kết quả là khẩu trang và găng tay đã qua sử dụng đang chất đống không chỉ ở Canada mà còn trên quy mô toàn cầu. Nhiều loại khẩu trang được sản xuất từ polymer sẽ phải mất hàng thập kỷ, thậm chí là hàng thế kỷ để phân hủy.

Trước tình hình này, Cơ quan Y tế công cộng Canada kêu gọi người dân tăng cường rửa tay, thay vì sử dụng găng tay gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, người dân cũng được khuyến cáo sử dụng khẩu trang làm từ vải tự nhiên, có thể giặt được thay cho loại khẩu trang y tế dùng một lần.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Sinh học Biển ở Anh năm 2019, sản lượng nhựa toàn cầu tăng gấp 4 lần trong 40 năm qua. Theo tính toán của các tác giả nghiên cứu, nếu như xu hướng này tiếp tục, đến năm 2050, quá trình sản xuất nhựa sẽ gây ra 15% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Giới phân tích cho rằng, nếu như các quốc gia thiếu quan tâm xử lý đồng bộ rác thải y tế nguy cơ thì chỉ vài tháng nữa lượng rác thải này sẽ tràn ngập gây ô nhiễm môi trường toàn cầu.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

“Khát vọng hùng cường”

09:24 25/11/2024

Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...

Ba đột phá quan trọng tạo nên thành công của Trường Chính trị Hậu Giang

09:24 25/11/2024

Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

09:23 25/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

09:22 25/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.