Nguy cơ xảy ra cuộc đua vũ trang “ngầm”

Thứ Sáu, ngày 29/04/2022 | 08:14

Từ khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra, nhiều quốc gia đã tăng chi tiêu quốc phòng vô hình trung tạo nên cuộc đua vũ trang “ngầm” gây bất an đối với hòa bình thế giới.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasongpho-17 được phóng thử từ sân bay quốc tế Bình Nhưỡng, ngày 24-3-2022. Ảnh: YONHAP

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mới đây cho biết, nước này sẽ tăng cường năng lực hạt nhân với “tốc độ nhanh nhất”, đồng thời nhấn mạnh Bình Nhưỡng sẽ chuẩn bị kỹ lưỡng cho khả năng sử dụng “sức mạnh răn đe” hạt nhân. Ông cảnh báo, bất kỳ thế lực nào tìm kiếm đối đầu quân sự sẽ không còn tồn tại.

Tuyên bố trên được ông Kim Jong-un đưa ra hôm 25-4 trong bài diễn văn tại lễ duyệt binh kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Quân đội Cách mạng Nhân dân Triều Tiên, với sự xuất hiện của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17.

Theo KCNA, vũ khí mới thử nghiệm của Triều Tiên có ý nghĩa lớn trong việc cải thiện mạnh mẽ hỏa lực của các đơn vị pháo tầm xa ở tiền tuyến cũng như củng cố hiệu quả hoạt động của hạt nhân chiến thuật và đa dạng hóa các sứ mệnh tác chiến của nước này.

Trong khi đó, Hàn Quốc cũng vừa lên tiếng sẽ tăng cường liên minh với Mỹ, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống phòng thủ ba trục (phát hiện, tấn công phủ đầu, tiêu diệt) để đối phó với nguy cơ tấn công hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Còn Australia cũng đã tuyên bố sẽ dành trên 72 tỉ USD cho kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự trong vòng 20 năm tới nhằm đối phó với việc tăng cường quốc phòng trong khu vực và sự thay đổi về tiềm lực quân sự toàn cầu. Kế hoạch chi tiết và chiến lược dài hạn đối với tương lai của lực lượng vũ trang Australia đã cảnh báo rằng, chiến tranh có thể xảy ra tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong hai thập kỷ tới, khi các cường quốc đang nổi - chẳng hạn như Trung Quốc - đã tăng cường tiềm lực quân sự của họ.

Ngoài ra, nhiều quốc gia khác ở khắp các châu lục đều gia tăng đầu tư quốc phòng bằng vũ khí hiện đại để bảo vệ đất nước nhằm đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài.

Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), bất chấp đại dịch Covid-19 hoành hành, năm 2021, chi tiêu quốc phòng toàn cầu là 2.100 tỉ USD - cao nhất mọi thời đại.

Trong đó, năm nước chi tiêu quân sự hàng đầu là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Anh và Nga đã chiếm 62% chi tiêu quân sự toàn cầu. Mỹ chiếm 38% chi tiêu quân sự toàn cầu và Trung Quốc chiếm khoảng 14% trong khi Anh tăng hai bậc, chi 68,4 tỉ USD vào năm 2021. Đặc biệt chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng 27 năm liên tiếp.

Tương tự, Nga cũng gia tăng chi tiêu quân sự trong năm thứ ba liên tiếp. Báo cáo của SIPRI lưu ý, bất chấp sự sụt giảm chi tiêu quân sự trong giai đoạn 2016-2019 do các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập trở lại Bán đảo Crimea, nguồn thu từ dầu và khí đốt cao đã giúp Matxcơva tăng mạnh chi tiêu vào năm 2021.

Ấn Độ là quốc gia chi tiêu quân sự cao thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc. Hiện chi tiêu quân sự của Ấn Độ lên tới 76,6 tỉ USD, tăng 0,9% so với năm 2020 và 33% so với năm 2012. Trong bối cảnh căng thẳng đang diễn ra và tranh chấp biên giới với Trung Quốc và Pakistan đôi khi bùng phát thành các cuộc đụng độ vũ trang, Ấn Độ đã ưu tiên hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và tự lực sản xuất vũ khí.

Còn tại Ukraine, mặc dù chi tiêu quân sự năm 2021 giảm xuống còn 5,9 tỉ USD, nhưng vẫn chiếm 3,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. Tuy nhiên, điều đáng  bàn ở đây là sau các đợt tấn công bằng vũ khí hiện đại của Nga nhằm vào Ukraine, đất nước này đã bị thiệt hại nặng nề và có nhiều nguy cơ không bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy kể từ khi Nga tấn công Ukraine, Kiev đã liên tục kêu gọi Mỹ, các nước phương Tây hỗ trợ trang thiết bị và vũ khí hiện đại để chống đỡ các đợt tấn công như vũ bão của Nga.

Việc các quốc gia liên quan tăng cường đầu tư quốc phòng với mục tiêu tự vệ rõ ràng là chính đáng. Tuy nhiên, về sâu xa vô hình trung đã tạo ra cuộc chạy đua vũ trang “ngầm” giữa các nước. Điều này đã dấy lên quan ngại về nguy cơ Chiến tranh thế giới lần thứ ba sẽ nổ ra trong tương lai.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thương chiến Mỹ - Trung đi đến đâu ?

06:10 21/04/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”.

Khủng hoảng nhân đạo tại Gaza ngày càng tồi tệ

07:05 18/04/2025

Việc Israel tái phong tỏa Gaza đã chặn đứng mọi nguồn viện trợ nhân đạo, khiến cuộc khủng hoảng tại đây ngày càng tồi tệ.

Lệnh ngừng bắn Nga - Ukraine khó thành hiện thực

06:14 17/04/2025

Nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine vào lễ Phục sinh (ngày 20-4) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó thành hiện thực vì nhiều lý do.

Lóe lên hy vọng cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

07:51 16/04/2025

Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.

Châu Âu: Bùng phát dịch lở mồm long móng gia súc

18:53 14/04/2025

Chính quyền một số nước tại châu Âu đã tiêu hủy hàng ngàn con gia súc, đóng cửa biên giới trên diện rộng nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát.

Mỹ và Iran đánh giá tích cực về vòng đàm phán đầu tiên tại Oman

05:52 14/04/2025

Đêm 12-4, cả Mỹ, Iran và nước chủ nhà Oman đều đưa ra những đánh giá tích cực về vòng đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Iran tại Oman xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.

Mỹ - Iran có đàm phán hạt nhân ?

19:33 10/04/2025

Mỹ và Iran bất ngờ xác nhận sẽ quay lại đàm phán hạt nhân sau thời gian “khẩu chiến” không khoan nhượng khiến giới quan sát nghi ngờ.

Israel lại tấn công mạnh mẽ Dải Gaza

05:44 10/04/2025

Sau hơn 20 ngày mở lại chiến dịch tấn công quy mô lớn, quân đội Israel hiện đã kiểm soát hơn 50% Dải Gaza. Động thái này đã gây dư luận trái chiều.

Ai thua trong cuộc chiến thương mại mới ?

18:22 08/04/2025

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hơn 180 nền kinh tế đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại mới khiến nhiều nước phản đối.

Myanmar đối mặt với thảm họa kép sau động đất

07:11 08/04/2025

Hơn một tuần đã trôi qua nhưng những hậu quả của trận động đất kinh hoàng vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người dân Myanmar.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng đợt 2 từ ngày 21-4

18:06 21/04/2025

(HGO) - Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh Hậu Giang cho biết, thực hiện kế hoạch của đơn vị, từ ngày 21 đến 25-4,

Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia” và ra mắt Văn phòng đại diện ACTIV tại Tỉnh Hậu Giang

17:33 21/04/2025

(HGO) - Trong bối cảnh chuyển đổi số đang thay đổi cơ bản phương thức sản xuất – kinh doanh và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc minh bạch về nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, ngày 15-4,

Đảm bảo tiến độ, chất lượng và không đội giá các dự án giao thông trọng điểm

17:16 21/04/2025

(HGO) - Chiều ngày 21-4, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 từ ngày 25-28/4/2025

16:01 21/04/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5/2025.