Nguy cơ xuất hiện biến thể “siêu lây nhiễm” ?

Thứ Năm, ngày 25/11/2021 | 09:19

Liệu có khả năng xuất hiện siêu biến thể nguy hiểm hơn cả Delta là nỗi lo của các nhà khoa học hiện nay ?

Theo WHO, 99,5% số ca mắc Covid-19 giải trình tự gen hiện tại đều cho kết quả là biến thể Delta. Ảnh minh họa: ALAMY

William Hanage, nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng T.H. Chan thuộc Đại học Harvard, cho biết: “Trước đây, có biến thể Gamma, Alpha, nhưng hiện tại các ca mắc bệnh toàn cầu nhiều nhất vẫn là biến thể Delta”.

Biến thể Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 12-2020 và nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 99,5% số ca mắc Covid-19 giải trình tự gen hiện tại đều cho kết quả là biến thể Delta và hiện đang thống trị trên toàn cầu.

Chuyên gia Hanage giải thích rằng, một trong những lý do khiến biến thể Delta lưu hành rộng rãi là do nó phát triển rất nhanh bên trong các tế bào của con người, trước khi hệ thống miễn dịch bắt đầu hoạt động. Những người nhiễm biến thể Delta có tải lượng vi-rút ở mũi cao gấp khoảng 1.200 lần so với người nhiễm chủng SARS-CoV-2 ban đầu.

Trong khi đó, các biến thể mới liên tục xuất hiện như AY.4.2 (còn gọi là Delta Plus), được các nhà khoa học ước tính có khả năng lây truyền cao hơn Delta 10-15%, nhưng nó vẫn chỉ được xem là một biến thể phụ của chủng Delta.

Các nhà khoa học vẫn tiếp tục xem xét dữ liệu để dự đoán diễn biến tiếp theo của đại dịch. Liệu Delta có phải là biến thể siêu lây nhiễm cuối cùng hay còn có biến thể đáng lo ngại hơn sẽ xuất hiện trong tương lai? Theo giới khoa học, đây là câu hỏi chưa có câu trả lời rõ ràng.

Nhiều giả thuyết cho rằng, khả năng là sau bước nhảy vọt trong trình tự di truyền khi tạo ra một loạt biến thể mới, SARS-CoV-2 sẽ đột biến từ từ và ổn định, cuối cùng mất dần theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có khả năng vi-rút sẽ tiếp tục đột biến và xuất hiện biến thể mới có thể kháng vắc-xin, kịch bản này được dự đoán sẽ xảy ra trong vài năm nữa.

Kịch bản khác được đưa ra là sự xuất hiện đột ngột của một biến thể hoàn toàn mới, với khả năng lây lan, độc lực và khả năng né tránh miễn dịch được xem có thể thay đổi diễn biến đại dịch. Giáo sư Ravi Gupta, Đại học Cambridge khẳng định: “Không thể tránh khỏi việc sẽ xuất hiện một biến thể nguy hiểm khác trong 2 năm tới, cạnh tranh với Delta và có thể vượt xa Delta”. Chuyên gia Gupta cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng hơn có khả năng dẫn đến một siêu biến thể là do những nơi có tỷ lệ lây nhiễm cao. Đầu năm 2021, chuyên gia Gupta đã công bố một nghiên cứu cho thấy, quá trình trên có thể xảy ra ở những người mắc bệnh nặng đã được sử dụng huyết tương chứa kháng thể diệt vi-rút. Do hệ thống miễn dịch của họ không thể loại bỏ vi-rút hoàn toàn, nó đã đột biến dựa trên kháng thể đó. Đây cũng là nguyên nhân thúc đẩy sự xuất hiện của các biến thể.

Như vậy, một câu hỏi đặt ra là liệu vắc-xin có ngừa được biến thể mới này hay không? Câu trả lời là có. Bởi lẽ, vắc-xin ngừa Covid-19 được phát triển với mục đích nắm bắt được sự tiến hóa của vi-rút, vậy nên các nhà dịch tễ học cho rằng, khó có khả năng xuất hiện một siêu biến thể có thể khiến vắc-xin hoàn toàn vô dụng.

Ngoài ra, các nhà khoa học đã bắt đầu phát triển vắc-xin ngừa Covid-19 thế hệ thứ hai. Karin Jooss, Phó Chủ tịch điều hành Công ty dược phẩm Gritstone - công ty có vắc-xin ngừa Covid-19 cho biết, các công ty đang giải trình tự gen tất cả các biến thể hiện có nhằm tạo ra kháng thể trung hòa có thể phản ứng với các biến thể tốt hơn.

Tuy nhiên, các nhà dịch tễ học cho rằng, chỉ dựa vào vắc-xin để đẩy lùi đại dịch là không đủ mà cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: thuốc đặc trị Covid-19,  áp dụng một số hạn chế để ngăn chặn vi-rút lây lan và giảm cơ hội vi-rút đột biến. Hay nói một cách khác, muốn sống an toàn với dịch Covid-19 chúng ta cần phải tiêm vắc-xin và thực hiện giãn cách xã hội bằng việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng và không nên tụ tập đông người.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thương chiến Mỹ - Trung đi đến đâu ?

06:10 21/04/2025

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”.

Khủng hoảng nhân đạo tại Gaza ngày càng tồi tệ

07:05 18/04/2025

Việc Israel tái phong tỏa Gaza đã chặn đứng mọi nguồn viện trợ nhân đạo, khiến cuộc khủng hoảng tại đây ngày càng tồi tệ.

Lệnh ngừng bắn Nga - Ukraine khó thành hiện thực

06:14 17/04/2025

Nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine vào lễ Phục sinh (ngày 20-4) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó thành hiện thực vì nhiều lý do.

Lóe lên hy vọng cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

07:51 16/04/2025

Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.

Châu Âu: Bùng phát dịch lở mồm long móng gia súc

18:53 14/04/2025

Chính quyền một số nước tại châu Âu đã tiêu hủy hàng ngàn con gia súc, đóng cửa biên giới trên diện rộng nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát.

Mỹ và Iran đánh giá tích cực về vòng đàm phán đầu tiên tại Oman

05:52 14/04/2025

Đêm 12-4, cả Mỹ, Iran và nước chủ nhà Oman đều đưa ra những đánh giá tích cực về vòng đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Iran tại Oman xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.

Mỹ - Iran có đàm phán hạt nhân ?

19:33 10/04/2025

Mỹ và Iran bất ngờ xác nhận sẽ quay lại đàm phán hạt nhân sau thời gian “khẩu chiến” không khoan nhượng khiến giới quan sát nghi ngờ.

Israel lại tấn công mạnh mẽ Dải Gaza

05:44 10/04/2025

Sau hơn 20 ngày mở lại chiến dịch tấn công quy mô lớn, quân đội Israel hiện đã kiểm soát hơn 50% Dải Gaza. Động thái này đã gây dư luận trái chiều.

Ai thua trong cuộc chiến thương mại mới ?

18:22 08/04/2025

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hơn 180 nền kinh tế đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại mới khiến nhiều nước phản đối.

Myanmar đối mặt với thảm họa kép sau động đất

07:11 08/04/2025

Hơn một tuần đã trôi qua nhưng những hậu quả của trận động đất kinh hoàng vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người dân Myanmar.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Kiểm tra phòng cháy, chữa cháy rừng đợt 2 từ ngày 21-4

18:06 21/04/2025

(HGO) - Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh Hậu Giang cho biết, thực hiện kế hoạch của đơn vị, từ ngày 21 đến 25-4,

Hội thảo “Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong chương trình chuyển đổi số quốc gia” và ra mắt Văn phòng đại diện ACTIV tại Tỉnh Hậu Giang

17:33 21/04/2025

(HGO) - Trong bối cảnh chuyển đổi số đang thay đổi cơ bản phương thức sản xuất – kinh doanh và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc minh bạch về nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, ngày 15-4,

Đảm bảo tiến độ, chất lượng và không đội giá các dự án giao thông trọng điểm

17:16 21/04/2025

(HGO) - Chiều ngày 21-4, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm tại khu vực phía Nam.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chi trả lương hưu tháng 5 từ ngày 25-28/4/2025

16:01 21/04/2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5/2025.