Thứ Năm, ngày 23/12/2021 | 09:00
Chạy đua quân sự hóa dọc biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ làm dấy lên quan ngại về nguy cơ xung đột mới giữa hai nước.
Đoàn xe quân sự Ấn Độ tiến đến Ladakh hồi tháng 5. Ảnh: REUTERS
Những tháng gần đây, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tăng cường xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) cho thấy bản chất của tranh chấp biên giới đã thay đổi.
Theo đó, phía Trung Quốc đã triển khai một bệ phóng tên lửa tầm xa tiên tiến tới dãy Himalaya, xây dựng các hầm trú ẩn dưới lòng đất để bảo vệ quân đội và vũ khí. Thời báo hoàn cầu (Global Times) đưa tin, Trung Quốc “về cơ bản đã giải quyết các vấn đề hậu cần bằng cách tận dụng thời kỳ vàng” để cải tạo cơ sở hạ tầng trước khi thời tiết trở nên khắc nghiệt hơn. Cùng thời gian này, Trung Quốc đã xây dựng các con đường nối phần lãnh thổ do họ kiểm soát ở phía bên kia LAC với đường cao tốc G219, cũng như một số con đường gần các địa điểm xảy ra xung đột như khu vực Pangong Tso ở phía Đông Ladakh.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cảnh báo về việc “hai bên có thể cùng kiệt sức” trong cuộc gặp trực tuyến với Đặc phái viên Ấn Độ tại Trung Quốc hồi đầu tháng 12. Tại cuộc gặp, cả hai đều bày tỏ hy vọng căng thẳng sẽ sớm hạ nhiệt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những động thái gần đây giữa hai phía sẽ rất khó khăn để kiểm soát tình hình dọc theo LAC dài 3.488km nằm giữa khu vực Ladakh do Ấn Độ quản lý và Aksai Chin do Trung Quốc kiểm soát.
Còn phía Ấn Độ, New Delhi cho rằng, quân đội Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không từ bỏ hoạt động triển khai dọc LAC. Hồi tháng 10-2021, Tư lệnh lục quân Ấn Độ, Tướng Naravane cảnh báo, Trung Quốc đang tiến hành việc xây dựng quy mô lớn ở phía bên kia biên giới và sự phát triển cơ sở hạ tầng mạnh mẽ như vậy cho thấy quân đội nước này sẽ đồn trú lâu dài ở đây. “Nếu họ ở đây, chúng tôi cũng sẽ làm như vậy”, ông Naravane khẳng định.
Trước đó, Ấn Độ đã tiến hành một cuộc tập trận có sự phối hợp giữa không quân và lục quân, mang tên “Chiến dịch Hercules” vào tháng 11 để đẩy mạnh cung cấp hậu cần cho quân đội ở khu vực phía Bắc và đảm bảo cho các đơn vị biên giới đủ dự trữ trong mùa Đông.
Hồi tháng 7, Ấn Độ đã mua thêm một máy bay tuần tra hàng hải P-8I Poseidon của Boeing. Đây là chiếc thứ 10 kể từ khi Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Mỹ đặt mua máy bay này cách đây hơn 1 thập kỷ. Cùng thời gian này, Mỹ đã bàn giao 2 máy bay trực thăng đa chức năng MH-60R (MRH) đầu tiên do tập đoàn Lockheed Martin sản xuất cho Hải quân Ấn Độ. Ngoài ra, New Delhi còn dự định sẽ bổ sung một tàu sân bay thứ 2 trong vòng vài năm tới. Ngoài ra, Ấn Độ hiện đang mở rộng quan hệ với Mỹ, Nga để gia tăng sức mạnh quân sự nhằm đối phó với Trung Quốc.
Theo giới quan sát, việc 2 nước khẩn trương vận chuyển các nguồn cung như nhu yếu phẩm, khí tài quân sự tới các căn cứ ở biên giới trong mùa Đông cho thấy không bên nào có dấu hiệu nhượng bộ và điều này có thể làm gia tăng nguy cơ xung đột.
Trước đó, ông Eric Garcetti, Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ cho biết, quốc gia Nam Á này đang “đối mặt với một láng giềng cứng rắn”, nhưng không nêu tên Trung Quốc. Ông Eric Garcetti cho rằng: “Tôi có ý định thực hiện gấp đôi các nỗ lực để tăng cường năng lực của Ấn Độ trong việc đảm bảo an ninh biên giới và ngăn chặn hành vi xâm lược thông qua hợp tác chống khủng bố”.
Giới quan sát nhận định, việc chạy đua quân sự dọc biên giới giữa Trung - Ấn rõ ràng là động thái chuẩn bị chiến tranh lâu dài. Điều này dấy lên quan ngại cuộc chiến thế kỷ này sẽ vẫn tiếp diễn chưa có hồi kết.
Tranh chấp biên giới Trung - Ấn leo thang căng thẳng từ năm 1962. Đến 1996 một thỏa thuận để giải quyết tranh chấp đã được ký kết, bao gồm “các biện pháp xây dựng lòng tin” và một Dòng kiểm soát thực tế được hai bên thống nhất. Tuy nhiên, đến năm 2006, cả hai quốc gia đều không tuân thủ thỏa thuận và căng thẳng liên tục leo thang ở khu vực biên giới kéo dài cho đến nay. |
HN tổng hợp
18:29 15/05/2025
Mặc dù Mỹ và nhiều quốc gia lên tiếng sẽ làm trung gian hòa giải xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan nhưng khó tìm được cái kết thỏa đáng vì nhiều lý do.
08:31 15/05/2025
Sau những cuộc đàm phán giữa các quan chức Mỹ và Hamas tại Doha (Qatar) đi cùng với những động thái gần đây, giới phân tích nhận định sẽ có một thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
05:48 14/05/2025
Dư luận quốc tế rất quan tâm liệu thông điệp Nga - Ukraine đàm phán ngừng bắn do Mỹ làm trung gian sẽ trở thành hiện thực hay chỉ là lời nói suông.
08:11 13/05/2025
Chất lượng không khí trong ngày 11-5 tại thủ đô Jakarta (Indonesia) ghi nhận ở mức đáng báo động, xếp thứ tư trong danh sách các thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới.
07:23 12/05/2025
Ấn Độ và Pakistan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ vài giờ sau khi hai bên đạt được thỏa thuận dừng các hoạt động quân sự.
08:06 09/05/2025
Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.
18:47 07/05/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.
08:39 07/05/2025
Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.
07:03 06/05/2025
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.
08:19 05/05/2025
Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.
05:41 16/05/2025
(HG) - Chiều ngày 15-5, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Hòa có buổi họp Ban Chỉ đạo thực hiện chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp.
05:40 16/05/2025
(HG) - Chiều ngày 15-5, ông Lê Công Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy, GS.TS. Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), đồng chủ trì Hội thảo khoa học đóng góp ý kiến bản thảo công trình Địa chí Hậu Giang. Tham dự có hơn 50 đại biểu là nhà khoa học, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn hóa am hiểu về Hậu Giang, đại diện các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh.
05:32 16/05/2025
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), các địa phương trong tỉnh tích cực tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý nghĩa, nhằm tôn vinh cống hiến vĩ đại của Người và khơi dậy tinh thần học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
05:31 16/05/2025
Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chất lượng và sự an toàn của nông sản, hướng đi sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ trở thành xu thế tất yếu. Nhận thức được điều này, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đã xây dựng kế hoạch sản xuất lúa theo hướng hữu cơ năm 2025 với những mục tiêu cụ thể, quy mô mở rộng và các giải pháp đồng bộ.