Thứ Sáu, ngày 12/08/2022 | 08:06
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang nỗ lực cải tổ Nội các để tạo thống nhất nhằm phá vỡ cục diện khó khăn hiện nay.
Nội các mới của Nhật Bản ra mắt hôm 10-8-2022. Ảnh: AFP
Theo đó, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida chỉ giữ lại 5 vị trí chủ chốt và bổ sung thêm 9 gương mặt mới lần đầu tiên có mặt trong bộ máy Chính phủ. Cụ thể, các vị trí được giữ lại gồm: Chánh Văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno, Ngoại trưởng Yoshimasa Hayashi, Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki, Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Daishiro Yamagiwa cùng Bộ trưởng Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Tetsuo Saito.
Đối với các vị trí khác, ông Kishida đã quyết định đưa Hạ nghị sĩ Yasukazu Hamada - người từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong giai đoạn 2008-2009, trở lại vị trí này thay cho ông Nobuo Kishi, người sẽ đảm nhiệm vị trí cố vấn đặc biệt của Thủ tướng về các vấn đề an ninh quốc gia. Bởi lẽ, vấn đề an ninh quốc gia là vấn đề quan trọng hàng đầu nên tân Bộ trưởng Yamada Yasukazu sẽ có nhiệm vụ quan trọng trước mắt là cải cách 3 nội dung liên quan đến an ninh quốc gia và phải thực hiện trong năm nay.
Thủ tướng Kishida cũng đã điều chuyển ông Koichi Hagiuda, người đang giữ chức Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, sang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Chính sách LDP thay cho bà Sanae Takaichi, nhân vật có thể sẽ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng An ninh Kinh tế, đồng thời bổ nhiệm ông Hiroshi Moriyama làm Chủ tịch Ủy ban Chiến lược Bầu cử của LDP thay cho ông Toshiaki Endo, được điều chuyển sang giữ chức Chủ tịch Hội đồng chung của LDP thay cho ông Tatsuo Fukuda.
Những thay đổi đáng chú ý khác trong Nội các gồm: ông Minoru Terada - cố vấn của Thủ tướng Kishida, được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông, và Hạ nghị sĩ Katsunobu Kato được đưa trở lại vị trí Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi.
Ngoài ra, Thủ tướng Kishida cũng thay thế Chủ tịch Ủy ban An toàn công cộng quốc gia Satoshi Ninoyu và Bộ trưởng Nông - lâm - ngư nghiệp Genjiro Kaneko - những nghị sĩ đã hết nhiệm kỳ nhưng không ra tranh cử trong cuộc bầu cử Thượng viện ngày 10-7.
Trước đó, ông Kishida cũng đã cải tổ lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP), bằng việc chỉ giữ lại 3 vị trí chủ chốt gồm Phó Chủ tịch Taro Aso, Tổng Thư ký Toshimitsu Motegi và Chủ tịch Ủy ban về các vấn đề Quốc hội Tsuyoshi Takagi.
So với trước, Nội các lần này có 2 nữ, giảm 1. Bởi lẽ, lần này ưu tiên bổ nhiệm những người đã kinh qua chức vụ tương đương trong lĩnh vực mà mình phụ trách.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã nhấn mạnh mục tiêu chính của đất nước trong thời gian tới là thực thi các chính sách nhằm phá vỡ cục diện khó khăn của đất nước hiện tại, không tạo khoảng trống chính trị, tăng cường sự thống nhất các thành viên trong Đảng, trong Nội các.
Các chuyên gia phân tích cho rằng thông qua lần cải tổ này, Thủ tướng Kishida Fumio mong muốn tiếp tục ổn định nhân sự nhằm cân bằng quyền lực giữa các phái, tăng uy tín của chính quyền khi tỷ lệ ủng hộ bị giảm điểm so với những cuộc điều tra trước bằng cách thúc đẩy các vấn đề như phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế.
Trong một diễn biến liên quan, trước đó theo kết quả cuộc thăm dò do hãng tin Kyodo thực hiện, tỷ lệ ủng hộ Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã giảm xuống dưới mức 50%. Hồi tháng 7, tỷ lệ ủng hộ này đã tăng lên mức 63,2% - mức cao nhất kể từ khi ông Kishida lên nắm quyền, sau khi đảng Dân chủ Tự do (LDP) giành thắng lợi vang dội trong cuộc bầu cử Thượng viện. Theo đó, liên minh cầm quyền giành thắng lợi vang dội với 76 ghế trong tổng số 125 ghế được bầu lại, trong đó LDP giành được 63 ghế và đảng Công minh giành được 13 ghế.
Việc cải tổ Nội các sẽ giúp Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida phá vỡ cục diện khó khăn về kinh tế, quốc phòng - an ninh trong nước cũng như quan hệ quốc tế, tạo sức mạnh đoàn kết để phát triển đất nước.
HN tổng hợp
06:10 21/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”.
07:05 18/04/2025
Việc Israel tái phong tỏa Gaza đã chặn đứng mọi nguồn viện trợ nhân đạo, khiến cuộc khủng hoảng tại đây ngày càng tồi tệ.
06:14 17/04/2025
Nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine vào lễ Phục sinh (ngày 20-4) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó thành hiện thực vì nhiều lý do.
07:51 16/04/2025
Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.
18:53 14/04/2025
Chính quyền một số nước tại châu Âu đã tiêu hủy hàng ngàn con gia súc, đóng cửa biên giới trên diện rộng nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát.
05:52 14/04/2025
Đêm 12-4, cả Mỹ, Iran và nước chủ nhà Oman đều đưa ra những đánh giá tích cực về vòng đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Iran tại Oman xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
19:33 10/04/2025
Mỹ và Iran bất ngờ xác nhận sẽ quay lại đàm phán hạt nhân sau thời gian “khẩu chiến” không khoan nhượng khiến giới quan sát nghi ngờ.
05:44 10/04/2025
Sau hơn 20 ngày mở lại chiến dịch tấn công quy mô lớn, quân đội Israel hiện đã kiểm soát hơn 50% Dải Gaza. Động thái này đã gây dư luận trái chiều.
18:22 08/04/2025
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố mức thuế nhập khẩu với hơn 180 nền kinh tế đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại mới khiến nhiều nước phản đối.
07:11 08/04/2025
Hơn một tuần đã trôi qua nhưng những hậu quả của trận động đất kinh hoàng vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người dân Myanmar.
07:05 21/04/2025
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Viettel Hậu Giang triển khai cài đặt các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập, hướng đến mục tiêu 100% cán bộ, giảng viên, học viên trở thành công dân số.
06:07 21/04/2025
Để phục vụ tốt nhu cầu sử dụng điện của người dân và các hoạt động chính trị - xã hội trong dịp lễ 30-4 và 1-5, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều phương án đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn tỉnh.
06:06 21/04/2025
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tạo nên những biến đổi sâu sắc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, cuộc Cách mạng chuyển đổi số với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) và các công nghệ số đang làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, quản lý và tổ chức đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đứng trước thời cơ, vận hội mới để vươn mình, để “sánh vai với cường quốc năm châu”.
06:03 21/04/2025
Hơn 3 tháng đầu năm nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được kiểm soát tốt nhờ sự chủ động “phòng bệnh hơn chữa bệnh” với nhiều giải pháp hiệu quả.