Nhiều quốc gia Đông Nam Á: Trả lại rác thải cho phương Tây

Thứ Ba, ngày 18/06/2019 | 08:28

Trả lại rác thải cho Mỹ và các quốc gia phát triển phương Tây là động thái tích cực đang được nhiều nước châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng quan tâm hiện nay.

Các xe container rác bị gửi trả lại. Nguồn: NAWACITA

Tiếp bước các quốc gia Đông Nam Á như Malaysia, Philipines, Thái Lan và Việt Nam… cuối tuần qua, Indonesia đã trả lại một lượng rác thải nhập khẩu lớn cho các nước phương Tây.

Theo đó, Indonesia đã trả lại phía Mỹ 5 container rác bên trong chứa đầy chai nhựa và cả tã trẻ em, thay vì chỉ chứa giấy tái chế theo tờ khai hải quan. Bộ trưởng Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia, ông Sayid Muhadhar cho biết, nước này đã niêm phong toàn bộ số container rác thải nhập từ Bắc Mỹ và châu Âu để kiểm định các mẫu rác thải và tuyên bố Indonesia “không phải là bãi rác”.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Công nghiệp Nhựa Indonesia, mỗi năm nước này sản xuất 64 tấn rác thải, trong đó 3,2 tấn rác sẽ theo các con sông đổ ra biển. Mặc dù được mệnh danh là quốc gia vạn đảo với 70% lãnh thổ là nước, tuy nhiên, quản lý rác thải trên biển, đặc biệt là rác thải nhựa, đang là thách thức lớn với chính phủ nước này khi hiện nay, Indonesia được mệnh danh là nhà máy sản xuất rác thải nhựa lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc.

Hệ lụy của ô nhiễm rác thải ở quốc gia này đã làm đau đầu ngành chức năng và người dân nơi đây. Người dân Indonesia vẫn không quên hình ảnh một thợ lặn người Anh đang bơi trong biển rác thải nhựa ở Bali, đảo thiên đường du lịch của Indonesia. Ít lâu sau đó lại xuất hiện hình ảnh một chú cá voi khổng lồ, dài 10m chết trên bờ biển Sulawesi của Indonesia với hơn 6kg rác thải trong bụng. Có thể thấy, vấn nạn rác thải nhựa trong biển đang là thách thức lớn với quốc gia vạn đảo này.

Trên thực tế, rác thải nhựa có thể phải mất hàng chục tới hàng trăm năm mới có thể phân hủy. Nguy hiểm hơn khi rác thải nhựa sẽ phân rã thành các mảnh vi nhựa là mối đe dọa tiềm tàng cho hệ sinh thái biển và sức khỏe con người. Một nghiên cứu của Trường Đại học Georgia, Mỹ đã chỉ ra rằng có khoảng 28% số cá đang tiêu thụ tại Indonesia có chứa hạt vi nhựa.

Bộ trưởng Biển và Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti báo động: “Nếu chúng ta tiếp tục xả rác ra biển thì tới năm 2030, nhựa sẽ nhiều hơn cá. Hơn nữa chúng ta cũng cam kết với thế giới sẽ giảm 70% số rác nhựa vào năm 2025. Tôi đề nghị chúng ta hạn chế sử dụng nhựa trong cuộc sống hàng ngày một cách tối đa. Chính phủ kết hợp chính quyền địa phương kêu gọi thay vì sản xuất nhựa 1 lần, hãy sản xuất nhựa có thể tái chế hoặc sử dụng các sản phẩm giấy sẽ tốt hơn rất nhiều”.

Để đạt được mục tiêu này, năm 2019 Indonesia đã quyết định chi 10.000 tỉ Rupiah (hơn 700 triệu USD) cho các địa phương có thành tích và nghiêm túc trong việc quản lý và xử lý rác thành năng lượng điện dựa trên công nghệ xanh. Hiện nay, tại Indonesia có 12 thành phố đã thành công trong việc xây dựng nhà máy điện năng lượng rác thải. Dự kiến, các nhà máy này sẽ bắt đầu hoạt động trong năm nay và đặt mục tiêu có thể sản xuất ít nhất 234 megawatt (MW) điện từ khoảng 16 nghìn tấn rác thải mỗi ngày trong giai đoạn 2019-2022.

Năm ngoái, Việt Nam đã tạm ngưng cấp mới giấy phép nhập khẩu rác thải, trong khi Thái Lan đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu rác thải nhựa. Vào tháng trước, Philippines đã trả lại 69 container rác cho Canada sau căng thẳng ngoại giao kéo dài giữa hai nước liên quan đến rác thải. Gần đây nhất, Malaysia cũng tuyên bố sẽ trả lại hàng trăm tấn rác thải về lại nơi chúng đến.

Làn sóng trả lại rác thải nhập khẩu dấy lên sau khi Trung Quốc đóng cửa không nhận rác khiến cho các nước phương Tây vốn thiếu năng lực tái chế rác thải đổ xô vào thị trường mới ở khu vực Đông Nam Á.

Giới phân tích nhận định, việc trả lại rác thải đáng lẽ được các quốc gia Đông Nam Á tiến hành nhiều năm trước đây vì mức độ ô nhiễm và tác hại của nó. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển vì nhiều lý do khác nhau lại nhập rác thải làm cho sự ô nhiễm gia tăng theo thời gian. Đã đến lúc, các quốc gia này cần nói không với việc nhập rác thải mặc dù đã muộn nhưng vẫn còn có thể cứu vãn.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”

17:25 25/11/2024

(HG) - Hội LHPN thành phố Ngã Bảy vừa ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”, tại khu vực Xẻo Vông B, phường Hiệp Lợi, với 22 thành viên tham gia.

Xem xét các tờ trình tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm

14:20 25/11/2024

(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.

Viện kiểm sát: Không có căn cứ giảm án tử hình cho bà Trương Mỹ Lan

14:08 25/11/2024

Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện quyết tâm sắp xếp, tổ chức bộ máy

14:04 25/11/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.