Niger bên bờ vực chiến tranh

Thứ Hai, ngày 07/08/2023 | 09:57

Với vị thế chiến lược tại khu vực, Niger đang có nguy cơ trở thành “chảo lửa” chiến tranh. Cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi đẩy mạnh nỗ lực hòa giải tại quốc gia Tây Phi này.

Hàng nghìn người biểu tình phản đối trừng phạt ở thủ đô Niamey, Niger ngày 3-8-2023.   Ảnh: REUTERS

Các bộ trưởng quốc phòng trong Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) hôm qua cho biết đã lên kế hoạch có hành động quân sự tại Niger sau khi các nỗ lực trung gian thất bại. Nhóm này cũng đặt thời hạn đến ngày 6-8 để các lãnh đạo nhóm quân đội đảo chính từ chức và khôi phục chính phủ của Tổng thống Mohamed Bazoum. Trước đó, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi đã áp đặt trừng phạt với Niger và cử một phái đoàn tới quốc gia này hôm 3-8 nhằm “tìm kiếm một giải pháp hòa bình”. Tuy nhiên phái đoàn đã rời đi mà không có bất cứ cuộc gặp nào với đại diện chính quyền quân sự.

Hàng nghìn người ủng hộ chính quyền quân sự của phe đảo chính tại Niger, hôm qua (6-8), tiếp tục xuống đường tuần hành ở thủ đô Niamey và một số thành phố lớn, lên án các lệnh trừng phạt quốc tế và phản đối ý định can thiệp quân sự chống Niger. Những người biểu tình kêu gọi các nhà lãnh đạo Tây Phi từ bỏ kế hoạch can thiệp quân sự vào Niger, đồng thời dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt chống nước này.

Một số nguồn tin khu vực dẫn lời các lãnh đạo chính quyền quân sự Niger cho biết, phe đảo chính không thay đổi quyết tâm lật đổ chính quyền của Tổng thống Mohamed Bazoum, đồng nghĩa với việc không tuân theo tối hậu thư mà ECOWAS đưa ra là phải khôi phục trật tự Hiến pháp.

Trong khi đó, nhiều lãnh đạo khu vực lại đang có quan điểm trái chiều về tình hình tại Niger. Một số lãnh đạo châu Phi như Nigeria, Senegal hôm qua đã để ngỏ khả năng có thể triển quân đội đến Niger để ổn định tình hình tại nước láng giềng này. Tuy nhiên, nước láng giềng cộng hòa Chad - nước đang làm trung gian hòa giải của Cộng đồng Kinh tế Tây Phi khẳng định sẽ không can thiệp quân sự, đồng thời kêu gọi các bên tại Niger tiếp tục đối thoại.

Trước tình hình nghiêm trọng tại Niger, cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi đẩy mạnh nỗ lực hòa giải tại quốc gia Tây Phi này. Bộ Ngoại giao Đức hôm qua đã kêu gọi thúc đẩy nỗ lực hòa giải với chính quyền quân sự ở Niger. Phát biểu tại cuộc họp báo, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện hòa giải ở Niger và đạt được giải pháp chính trị. Quan chức này cho biết Đức ủng hộ các nỗ lực hòa giải đang diễn ra.

Cùng ngày, Điện Kremlin tuyên bố bất kỳ hành động can thiệp nào vào Niger từ các cường quốc ngoài khu vực đều khó có thể cải thiện tình hình sau cuộc đảo chính quân sự ở quốc gia Tây Phi.

Phát biểu với các phóng viên, Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov bày tỏ: “Hành động can thiệp của các lực lượng ngoài khu vực không thể giúp thay đổi tình hình theo chiều hướng tích cực hơn. Chúng tôi đang theo dõi tình hình hết sức chặt chẽ, chúng tôi lo ngại về tình trạng căng thẳng ở Niger. Chúng tôi tiếp tục ủng hộ nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường theo hiến pháp mà không gây nguy hiểm đến tính mạng con người”.

Đây không phải là lần đầu tiên đảo chính xuất hiện tại khu vực châu Phi, trong đó có Niger. Thực tế, đảo chính đã xuất hiện tới 7 lần tại khu vực Tây và Trung Phi kể từ năm 2020 đến nay. Tuy nhiên, với vị thế chiến lược của Niger tại khu vực trong lĩnh vực dầu mỏ, urani, cũng như cuộc chiến chống quân nổi dậy cực đoan tại khu vực Sahel, quốc gia này được xem là có tầm quan trọng chiến lược đối với nhiều nước trên thế giới và cả khu vực. Vì vậy, cuộc đảo chính tại quốc gia này đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận.

Kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính, nhiều nước phương Tây đã cắt giảm viện trợ cho Niger, mặc dù quốc gia Tây Phi là một trong những nước nghèo nhất thế giới và dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, vốn chiếm gần một nửa ngân sách thường niên của quốc gia này. Mới nhất, Mỹ hôm qua quyết định sẽ dừng một số chương trình hỗ trợ nước ngoài dành cho chính phủ Niger, tuy nhiên vẫn tiếp tục viện nhân đạo và thực phẩm cho người dân quốc gia Tây Phi này. Chính phủ Hà Lan cùng ngày cũng xác nhận đang tạm thời đình chỉ hợp tác trực tiếp với chính phủ Niger, đồng thời cho biết đang cân nhắc tài trợ cho các chương trình nhân đạo khác ở Niger do Liên Hiệp Quốc, những tổ chức quốc tế khác hoặc các đối tác địa phương quản lý.

NGUYỄN TẤN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

Tiểu vùng Mekong xanh hóa, số hóa

07:30 11/11/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hỗ trợ hơn 187 triệu đồng đến nam sinh mồ côi cha mẹ, dở dang việc học

21:07 22/11/2024

(HGO) – Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, thực hiện chương trình “Cảm thông và Chia sẻ” lần thứ 98, hỗ trợ gia đình em Trần Quốc Di, ở ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ.

Huyện Châu Thành vô địch giải bóng đá nam U19 tỉnh

21:01 22/11/2024

(HGO) - Tại sân vận động huyện Vị Thủy đã diễn ra trận chung kết Giải vô địch bóng đá nam U19 tỉnh Hậu Giang năm 2024.

Ấm áp bữa cơm trên công trường

20:28 22/11/2024

Chiều tối ngày 22-11, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh,

Kiểm tra tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc trục ngang

18:51 22/11/2024

(HG) - Chiều ngày 22-11, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đã đi kiểm tra tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 (cao tốc trục ngang), đoạn qua địa bàn huyện Phụng Hiệp và huyện Châu Thành A.