Thứ Ba, ngày 05/05/2020 | 07:28
Trong lúc cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 diễn ra quyết liệt trên phạm vi toàn cầu, các nước cũng phải đối mặt với vấn đề nan giải là làm sao để xử lý lượng rác thải y tế nhiều hơn bao giờ hết.
Rác thải y tế tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc lúc cao điểm dịch Covid-19. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Chưa có con số chính xác tổng lượng chất thải y tế trên toàn cầu từ khi Covid-19 trở thành đại dịch, nhưng thông tin từ các quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy sự gia tăng chóng mặt so với trước đó.
Theo tờ The Verge, chỉ tính riêng tại Vũ Hán (Trung Quốc) - nơi khởi phát dịch bệnh - lượng rác thải y tế tại các bệnh viện đã tăng gấp 6 lần so với trước khi khủng hoảng xảy ra, ước tính mỗi ngày có tới 240 tấn rác. Đó chỉ là con số tại các bệnh viện ở một thành phố 11 triệu dân của Trung Quốc.
Không chỉ rác thải từ bệnh viện, khi dịch bệnh đã lây nhiễm trong cộng đồng thì rác do người dân thải ra cũng có thể trở thành chất thải y tế lây nhiễm. Công việc xử lý sẽ còn gian nan hơn vì rác từ nhiều nguồn và những người tiếp xúc cũng tăng lên.
Covid-19 còn quá nhiều bí ẩn nên không ai dám chắc những chiếc khẩu trang, khăn giấy, găng tay hay quần áo bảo hộ đã qua sử dụng có mang theo mầm bệnh hay không. Chỉ biết rằng việc thu gom rác vẫn phải diễn ra và nhiều người không được trang bị thiết bị bảo hộ để làm công việc đó.
Đơn cử tại Ấn Độ, khoảng 1,5-4 triệu người thu gom rác khắp nước này và nhiều người trong số họ có thể đứng trước nguy cơ lây nhiễm, theo tờ South China Morning Post. Khi họ trở về nhà và mang mầm bệnh mà không hay biết, không loại trừ khả năng họ cũng có thể lây nhiễm cho những người tiếp xúc, dẫn đến nhiều lo ngại hơn.
Bên cạnh đó, việc xử lý thiếu triệt để rác thải y tế liên quan đến Covid-19 cũng rất đáng báo động. Đã có những ghi nhận về việc nhân viên y tế tại các bệnh viện ở New York (Mỹ) bỏ trang thiết bị bảo hộ vừa sử dụng xong vào thùng rác công cộng sau khi vận chuyển thi thể nạn nhân tử vong vì Covid-19, theo Đài France 24. Rác thải này nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ gây ra những mối nguy cho sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, rác từ các cá nhân, gia đình như đã nêu trên dù có thể mang mầm bệnh nhưng nếu chỉ được xem là rác thải thông thường mà không được xử lý như chất thải y tế cũng sẽ rất đáng lo.
Thời gian qua, nhiều quốc gia, tổ chức đã đánh giá được tình trạng trên và đưa ra các giải pháp đối phó. Ví dụ, các cơ quan của Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 4 đã ban hành hướng dẫn quản lý rác thải trong khủng hoảng Covid-19. Theo đó, EU nêu rõ cách xử lý rác thải y tế cũng như yêu cầu biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân lực làm việc trong lĩnh vực liên quan. Tại Ấn Độ, các hướng dẫn về việc xử lý rác thải trong quá trình điều trị cách ly những bệnh nhân dương tính và các cas nghi nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 cũng được triển khai. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cùng chính quyền các tiểu bang Mỹ cũng đưa ra những quy định về tiêu hủy rác thải y tế…
Tuy nhiên, để giải quyết được bài toán này không phải chuyện dễ dàng. Không phải ở đâu cũng đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt ấy. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người tham gia xử lý loại rác thải này cần được trang bị các thiết bị bảo hộ đầy đủ như ủng, quần áo dài tay, khẩu trang, tấm che mặt hoặc kính bảo hộ và găng tay đủ dày khi làm việc. Các đơn vị cũng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe nhân viên của mình để đảm bảo an toàn lao động.
Đại dịch Covid-19 còn kéo dài và khó lường, vì thế nếu không xử lý tốt vấn đề rác thải y tế, một làn sóng khủng hoảng mới có thể kéo đến với sức khỏe cộng đồng và tác động rất lớn đến môi trường về lâu dài.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
09:24 25/11/2024
Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.
09:23 25/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
09:22 25/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.