Nước Anh ra đi hay ở lại EU ?

Thứ Tư, ngày 27/04/2016 | 18:52

Ngày 23-6 tới đây sẽ diễn ra cuộc trưng cầu ý dân về sự ra đi hay ở lại của nước Anh trong Liên minh châu Âu (EU) (hay gọi là Brexit) sau hơn 4 thập kỷ gắn bó với “mái nhà chung” châu Âu. Đây là sự kiện không chỉ thu hút sự chú ý của đông đảo người dân Anh, những quốc gia trong khối EU mà còn là mối quan tâm lo lắng của Mỹ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images

“Brexit” là viết tắt của từ ghép (Britain và exit), nói đến việc Vương quốc Anh có thể rời bỏ EU. Theo đó, có nhiều yếu tố dẫn đến “Brexit” như tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, vấn đề ngân sách và nợ công phức tạp tại nhiều quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro, sự bất bình của công chúng về các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan, và sự nổi lên của các đảng phái có tư tưởng phản đối EU trên khắp châu Âu... Tuy nhiên nguyên nhân quan trọng vẫn là sự hoài nghi của London về mục tiêu hội nhập của EU và những cuộc khủng hoảng mới có thể xảy ra trong tương lai đối với tổ chức này. Theo kết quả thăm dò dư luận mới nhất trên Thời báo Tài chính Anh, những người ủng hộ việc nước Anh rời EU đang ngày càng tăng và khoảng cách với những người ủng hộ Anh ở lại EU là khá sít sao. Khoảng 42% cử tri ủng hộ Anh rời EU, so với 44% phản đối và 14% chưa đưa ra quyết định. Tuy nhiên kết quả trên cũng chưa thể quyết định Anh rời khỏi EU mà còn nhiều yếu tố liên quan tác động. Trong đó có sự ảnh hưởng và tác động của các quốc gia liên quan. Thủ tướng Anh Cameron cho rằng nước Anh có lựa chọn của riêng mình, tuy nhiên sẽ vẫn lắng nghe các ý kiến của các nước bạn bè. Ông cũng khẳng định tư cách thành viên EU đã giúp cho London có một công cụ mạnh mẽ để đem lại sự thịnh vượng và an ninh cho người dân.

Thực tế nếu rời khỏi EU, Anh sẽ chịu tác động từ nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quốc phòng và đối ngoại. Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh George Osborne tính toán nếu sự việc xảy ra, Anh sẽ bị thiệt hại lâu dài đối với nền kinh tế. Trung bình mỗi hộ gia đình ở Anh phải mất đi khoảng 4.300 bảng (tương đương 6.100 USD)/năm từ nay đến năm 2030. Ông Osborne cũng cảnh báo rằng “Brexit” đồng nghĩa với những rào cản ngăn nước Anh đến với một thị trường 500 triệu người tiêu dùng là EU. Chính phủ nước Anh sẽ mất khoảng 36 tỉ bảng tiền thuế ròng và phải thương lượng lại hiệp định thương mại tự do với liên minh này.

Theo kết quả một cuộc khảo sát được truyền thông Pháp đăng tải mới đây, công dân châu Âu còn lo ngại việc Anh rời khỏi EU nhiều hơn so với các công dân Anh. Theo cuộc khảo sát nói trên tại 5 quốc gia gồm Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ba Lan và Anh, cho thấy 78% số người dân Đức, hơn 70% số công dân Tây Ban Nha và cứ 6/10 người Pháp được hỏi đều mong muốn Anh tiếp tục ở lại EU, trong khi tỷ lệ người dân Anh ủng bộ điều này chỉ là 42%.

Về phần EU, nếu “Brexit” đồng nghĩa với việc mất đi một thành viên, một đồng minh quan trọng. Và như vậy, EU sẽ mất đi uy tín đối với thế giới khi tự thân thành viên của tổ chức này rời bỏ mình vì mất lòng tin. Hậu quả sâu xa hơn sẽ khó giải quyết các vấn đề khủng hoảng như làn sóng người di cư vào châu Âu, chống khủng bố và sức mạnh về tiềm lực quân sự cũng giảm rõ rệt. Do vậy, các nước trong khối rất quan tâm và muốn nước Anh tiếp tục ở lại EU.

Tổng thống Mỹ Barack Obama mới đây cũng nhắc lại lập trường của Mỹ rằng, nước Anh nên ở lại EU, đồng thời cảnh báo, nếu lựa chọn rời EU, tức là London “tự làm khó mình” trong các mối quan hệ thương mại với Mỹ. Theo giới phân tích, Tổng thống Mỹ quan tâm đặc biệt tới tương lai của nước Anh cũng vì quyền lợi của Washington. Bởi từ lâu Anh là đồng minh hàng đầu của Mỹ ở châu Âu, nếu Anh rời khỏi EU sẽ làm suy yếu đáng kể các mối quan hệ giữa Mỹ và các thể chế tại châu Âu. Về mặt quân sự và ngoại giao, một châu Âu mạnh và đoàn kết đảm bảo sẽ giúp Mỹ thắng thế trong cuộc đua với Nga để giành ảnh hưởng tại châu lục này. Hơn nữa, việc Anh ở lại EU sẽ tạo thuận lợi cho Mỹ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, mối quan ngại hàng đầu của Mỹ vào thời điểm hiện nay.

Mặc dù “Brexit” phụ thuộc nhiều vào lá phiếu của cử tri Anh, tuy nhiên để rời khỏi EU đòi hỏi phải có sự đồng thuận của 28 quốc gia thành viên. Cho nên việc Anh rời khỏi EU khó có thể xảy ra vì cả EU, Anh và một số quốc gia liên quan đều muốn London ở lại hơn là ra đi.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nguy cơ nổ ra thế chiến III ?

08:17 27/11/2024

Việc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào nhau giữa Ukraine và Nga đã khiến xung đột leo thang và có nhiều nguy cơ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân.

COP29 khép lại trong tranh cãi

08:42 26/11/2024

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thẩm tra thống nhất 6/7 tờ trình, dự thảo nghị quyết lĩnh vực văn hóa - xã hội trình tại Kỳ họp HĐND thứ 23

18:42 27/11/2024

​​​​​​​(HG) - Ngày 27-11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo báo cáo, nghị quyết sẽ trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND lần thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) nhiệm kỳ 2021-2026.

Thẩm tra 20 tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND cuối năm

18:27 27/11/2024

(HG) - Ngày 27-11, Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) tổ chức thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) HĐND tỉnh.

Trao quyết định về công tác cán bộ

17:54 27/11/2024

(HG) - Chiều ngày 27-11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị đạt chuẩn mức 1 phải trang trọng

17:28 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 27-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, có cuộc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1, theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị đạt chuẩn.